Doanh thu từ dịch vụ ăn uống dịch vụ khác của quán bar karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

bởi Tú Uyên
Doanh thu từ dịch vụ ăn uống dịch vụ khác của quán bar karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Chào Luật sư, tôi mới mở kinh doạn một quán bar cách đây không lâu và nay là đến hạn nộp thuế. Luật sư cho tôi hỏi Doanh thu từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ khác của quán bar, karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Doanh thu từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ khác của quán bar, karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008

Kinh doanh quán bar karaoke có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 như sau:

* Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

– Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

– Rượu;

– Bia;

– Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

– Tàu bay, du thuyền;

– Xăng các loại;

– Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

– Bài lá;

– Vàng mã, hàng mã.

* Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

– Kinh doanh vũ trường (quán bar);

– Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

– Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

– Kinh doanh đặt cược;

– Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

– Kinh doanh xổ số.

Đồng thời tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định đối tượng không chịu thuế như sau:

Điều 3. Đối tượng không chịu thuế    

Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:          

a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;

4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

5. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

Như vậy, kinh doanh quán bar, karaoke phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Doanh thu từ dịch vụ ăn uống dịch vụ khác của quán bar karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Doanh thu từ dịch vụ ăn uống dịch vụ khác của quán bar karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Doanh thu từ dịch vụ ăn uống của quán bar, karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Điểm d khoản 7 Điều 4 Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm.

Như vậy, doanh thu từ dịch vụ ăn uống của quán bar, karaoke vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh quán bar, karaoke

– Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

– Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trong đó:

+ Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm.

+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối với hoạt động kinh doanh vũ trường là 40%; đối với hoạt động kinh doanh karaoke là 30%.

(Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014)

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Doanh thu từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ khác của quán bar, karaoke có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý kinh doanh dịch vụ karaoke?

Tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ, theo đó:
Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này), bao gồm:
a) Các cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh khí;
b) Các cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và kinh doanh dịch vụ in;
c) Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện.

Điều kiện kinh doanh quán bar, quán pub?

Theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường như sau:
Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không kể công trình phụ.
Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200m trở lên.

Kinh doanh quán bar có bán rượu cần xin giấy phép gì?

Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh (bản sao chứng thực).
Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
Hồ sơ về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm