Độc thân có được nhận con nuôi không năm 2023?

bởi Thanh Loan
Độc thân có được nhận con nuôi không năm 2023?

Nuôi con nuôi là việc xác lập mối quan hệ bền vững lâu dài giữa cha, mẹ và con vì lợi ích tốt nhất của con nuôi và bảo đảm việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi trong môi trường gia đình. Một gia đình mà trẻ em phát triển tốt nhất, nhưng vì những lý do nào đó mà trẻ em bị tách khỏi gia đình gốc, nhà nước phúc lợi phải tìm một cách thay thế để chăm sóc gia đình ruột thịt của chúng. Vậy đối với trường hợp độc thân có được nhận con nuôi không năm 2023? Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này, bạn đọc tham khảo nhé!

Nhận con nuôi là gì?

Theo quy định của Điều 2 và Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, nhận con nuôi được giải thích là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Như vậy, khi cá nhân, vợ chồng có nguyện vọng nhận con nuôi và đáp ứng các điều kiện theo quy định thì được phép nhận con nuôi. Cha mẹ nuôi, con nuôi thực hiện nghĩa vụ với nhau theo đúng quy định của pháp luật.

Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, điều kiện với người nhận con nuôi như sau:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Người có năng lực hành vi đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 “ Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22,23 và 24 Bộ luật Dân sự”;

Người thành niên là người đủ 18 tuổi , ở độ tuổi này cá nhân đã phát triển đến mức độ hoàn chỉnh về trí tuệ và thể chất, xác định một người đã thành niên hay chưa còn gắn với việc  xác định cá nhân đó năng lực hành vi dân sự đầy đủ chưa.

Trừ những trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không được xác định là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ còn  người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ là người có năng lực hành vi đầy đủ.

Quy định điều kiện này đối với người nhận nuôi nhằm đảm bảo người nhận nuôi  có sự thể hiện ý chí đúng đắn. Khi xác lập quan hệ cha, mẹ, con nuôi là sẽ phát sinh các nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ nuôi đối với con nuôi.

Độc thân có được nhận con nuôi không năm 2023?
Độc thân có được nhận con nuôi không năm 2023?

Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

Mục đích của nuôi con nuôi là đảm bảo cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Quan hệ cha mẹ và con trong việc nuôi con nuôi không gắn liền với quy luật tự nhiên  về mặt sinh học, mà nó được hình thành dựa trên cơ sở ý chí, tình cảm giữa các bên. Người nuôi phải đạt đến tới một độ tuổi nhất định thì mới có kinh nghiệm, hiểu biết,  điều kiện kinh tế phù hợp, quan trọng nhất là nhận thức rõ ràng về nhu cầu nhận nuôi con nuôi của mình.

Vì vậy, quy định về độ tuổi giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi sẽ đảm bảo  cho người nhận nuôi có kinh nghiệm nhất định trong việc chăm sóc và dạy dỗ con cái. Đồng thời, sự chênh lệch tuổi tác sẽ giúp cho cách ứng xử trong gia đình hợp lẽ sống, truyền thống văn hóa, đảm bảo cho sự lành mạnh trong mối quan hệ gia đình.

-Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
Người  nhận nuôi chỉ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt khi người nhận nuôi có cuộc sống ổn định, có sức khỏe tốt và có khả năng kinh tế. Mặt khác quy định này cũng nhằm loại trừ các trường hợp nuôi con nuôi bị bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, các điều kiện trên chỉ mới nêu ra ở mức độ chung, chưa cụ thể về các vấn đề nên được quy định cụ thể hơn các điều kiện kinh tế, chỗ ở, sức khỏe của người nhận nuôi con nuôi để có cơ sở thống nhất khi xem xét nhận nuôi con nuôi.

Có tư cách đạo đức tốt

Cha mẹ là tấm gương của con cái, để đảm bảo người con nuôi được nuôi dạy tốt thì cha mẹ phải có những tư cách đạo đức tốt, biết tôn trọng các giá trị đạo đức. Đấy là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho người con nuôi được sống trong môi trường gia đình lành mạnh để có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất.

Độc thân có được nhận con nuôi không năm 2023?

Để nhận nuôi con nuôi thì phải có các điều kiện sau:

Đối với người được nhận làm con nuôi (Khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010)

  • Trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;
  • Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Đối với người nhận con nuôi (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010)

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Về sự đồng ý cho làm con nuôi (Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010)

Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại

Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 nuôi: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.”

Như vậy, pháp luật hiện hành đã ghi nhận quyền được nhận nuôi con của người độc thân. 

Thủ tục nhận nuôi con nuôi mới quy định thế nào?

Hồ sơ trong thủ tục nhận nuôi con nuôi

Hồ sơ đối với người nhận nuôi con nuôi:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Việc bạn là người độc thân thì phải có giấy xác nhận tình trạng độc thân do UBND xã nơi đăng ký thường trú cấp

Hồ sơ đối với người được nhận làm con nuôi:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng.

Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi

Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Độc thân có được nhận con nuôi không năm 2023?” hoặc các dịch vụ khác như là tư vấn pháp lý về đăng ký mã số thuế cá nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Những ai không được nhận con nuôi?

Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
Đang chấp hành hình phạt tù;
Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định “Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên” và  “Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”.

Đối tượng được nhận làm con nuôi?

Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, các đối tượng được nhận làm con nuôi gồm:
Trẻ em dưới 16 tuổi
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Ngoài ra, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định nguyên tắc nhận nuôi con nuôi: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Đăng ký nhận nuôi con nuôi ở đâu?

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể:
Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;
Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;
Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nơi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:
Trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng: UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;
Trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi: UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm