Đối tượng của hợp đồng thương mại

bởi Thanh Thủy
Đối tượng của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau; và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt; các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại có thể được xem là một trong những tài liệu cực kỳ quan trọng; trong việc làm ăn của doanh nghiệp. Vậy “đối tượng của hợp đồng thương mại” là gì?; hợp đồng thương mại có những đặc điểm như thế nào?.

Câu hỏi: Thưa luật sư, hiện nay do nhu cầu công việc; nên tôi đang cần phải giao kết một hợp đồng thương mại; tuy nhiên tôi lại chưa hiểu rõ lắm về hợp đồng thương mại. Vậy luật sư có thể giúp tôi làm rõ hơn về hợp đồng thương mại được không ạ?, tôi xin cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật thương mại 2005

Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại

Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp nhất thể hiện bản chất của các quan hệ tài sản. Quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự có chung hình thức pháp lý là hợp đồng. Hợp đồng dù thể hiện dưới hình thức nào; bởi ngôn ngữ nào cũng phản ánh bản chất là sự thỏa thuận; sự thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi; và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Hợp đồng thương mại là tổng hợp tất cả điều khoản; mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận; các điều khoản này thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự; của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Pháp luật đề cao sự thảo thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên; nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại

Thứ nhất:

Hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể là thương nhân. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân; cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại; khi họ có tham gia vào hoạt động liên quan thương mại.

Thứ hai:

Hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận; có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản; hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản; như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…

Thứ ba:

Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa. Hàng hóa bao gồm:

– Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai,

– Những vật gắn liền với đất đai.

Như vậy, hàng hóa trong hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa đang tồn tại; hoặc hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai, có thể là động sản; hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại.

Thứ tư: Mục đích của hợp đồng thì mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại; là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại; suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận.

Thứ năm: Về nội dung hợp đồng thì nội dung hợp đồng thương mại; thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng; đó là các điều khoản do các bên thỏa thuận. Các bên thỏa thuận nội dung càng chi tiết thì việc thực hiện hợp đồng càng thuận lợi; phòng ngừa được những tranh chấp có thể phát sinh. Luật thương mại năm 2005 không quy định bắt buộc; các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào; nhưng có những điều khoản quan trọng cần phải chú ý là: đối tượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng

Đối tượng của hợp đồng thương mại

Tương tự như đối tượng của hợp đồng dân sự; hợp đồng ương lĩnh vực thương mại có đối tượng là hàng hoá hoặc dịch vụ (công việc). Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thương mại có một số loại hợp đồng; có đối tượng chưa được biết đến trong hợp đồng dân sự truyền thống; đó là các hợp đồng có tính chất tổ chức như hợp đồng thành lập công ty; hay hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC); hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP)… Đối tượng của các loại hợp đồng này không phải là hàng hoá hoặc dịch vụ; mà là một hoạt động mang tính tổ chức để hình thành nên các doanh nghiệp; hoặc để thực hiện hoạt động thương mại.

Theo ngôn ngữ hàng ngày thì có thể hiểu; hàng hóa là những sản phẩm lao động của con người; được tạo ra để thỏa mãn những nhu cầu và mục đích của con người. Dựa vào tính chất pháp lý mà hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau; như tài sản hữu hình, bất động sản,…..

Đối tượng của hợp đồng thương mại; là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại.

– Tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai;

– Những vật gắn liền với đất đai;

Như vậy, hàng hóa có thể là các loại hàng hóa đang tồn tại; hoặc hàng hóa có thể được hình thành trong tương lai.

Đối tượng của hợp đồng thương mại

Chủ thể của hợp đồng thương mại

Chủ thể hợp đồng trong lĩnh vực thương mại; chủ yếu được thiết lập giữa các chủ thể là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại; có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài; (trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân; cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại; trong những trường hợp pháp luật quy định cụ thể.

Hình thức của hợp đồng thương mại

Hình thức hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói; bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp trong hoạt động thương mại; và những yêu cầu chặt chẽ trong nội dung của hợp đồng; mà pháp luật quy định nhiều hợp đồng thương mại; cụ thể phải được ký kết dưới hình thức văn bản; hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng của hợp đồng thương mại”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; ; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đối tương của hợp đồng mại được quy định ở đâu?

Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại.
– Tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai;
– Những vật gắn liền với đất đai;
Như vậy, hàng hóa có thể là các loại hàng hóa đang tồn tại hoặc hàng hóa có thể được hình thành trong tương lai.

Mục đích của hợp đồng thương mại là gì?

Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hợp đồng là lợi nhuận nên khi các thương nhân tham gia vào ký kết một hợp đồng thương mại cũng đều vì mục đích lợi nhuận.
Theo quy định của Luật Thương mại thì đối với những hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi thì việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không là do bên tham gia hợp đồng và không có mục đích là lợi nhuận quyết định.

Nội dung của hợp đồng thương mại?

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp tất cả các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau, các điều khoản này bao gồm cả quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên khi tham gia. Pháp luật đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, tuy nhiên nội dung của hợp đồng cũng phải đủ các điều khoản cơ bản và đúng với quy định pháp luật.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm