Đơn xin nghỉ phép không lương 2024

bởi Anh
Đơn xin nghỉ phép không lương 2024

Hầu hết các công việc hiện nay đều có những quy định rõ ràng về ngày nghỉ và ngày làm việc. Để tạo điều kiện cho người lao động trong cuộc sống thì pháp luật cũng có những quy định cứng về ngày nghỉ phép cũng như số ngày nghỉ phép có lương của người lao động. Vậy người lao động nếu nghỉ quá những ngày phép quy định thì có được nghỉ thêm phép không? Câu trả lời ở đây là có. Bạn có thể nghỉ thêm những ngày phép khác dưới diện nghỉ không lương. Về mẫu đơn của việc xin nghỉ phép này hãy tham khảo bài viết “Đơn xin nghỉ phép không lương 2024” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Mẫu đơn xin nghỉ không lương là gì?

Nghỉ phép là những kì nghỉ ngắn thường có trong thời gian làm việc. Ngoài những ngày phép theo quy định thì nhiều người thường có những việc bận đột xuất và cần nghỉ phép nhanh. Điều này là hoàn toàn có thể vì hiện nay việc có được nghỉ phép hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vậy những việc nghỉ riêng không được hưởng lưởng hiện nay bao gồm những việc gì?

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương là văn bản do người lao động soạn thảo nhằm mục đích xin nghỉ việc và không hưởng lương.

Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương gồm:

– Kết hôn : nghỉ 3 ngày.

– Con đẻ, con nuôi kết hôn : nghỉ 01 ngày.

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết : nghỉ 3 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội,bà nội, ông ngoại,anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Đơn xin nghỉ phép không lương 2024
Đơn xin nghỉ phép không lương 2024

Đơn xin nghỉ phép không lương 2024

Để có thể tìm được một mẫu đơn xin nghỉ không lương hiện nay thực sự không hề khó nhưng để có một mẫu đơn xin nghỉ không lương đầy đủ và phản ánh mọi điều phù hợp với quy định của pháp luật thì bạn nên tìm hiểu cẩn thận trước khi đưa ra cho mình một mẫu phù hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn nghỉ phép mời bạn tham khảo mẫu cơ bản dưới đây của chúng tôi:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc 

ĐƠN XIN NGHỈ NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

 Kính gửi : – Ban Giám đốc công ty

                 – Trưởng phòng nhân sự.

Tôi tên là :

Ngày tháng năm sinh :

Chức vụ:

Đơn vị công ty:

Hộ khẩu thường trú :

Số điện thoại :

Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng nhân sự cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày  tháng  năm  đến ngày  tháng  năm.

Lý do xin nghỉ:

Tôi đã bàn giao công việc cho Trưởng phòng trong suốt thời gian tạm nghỉ.

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.

Kinh mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày  tháng năm

Người làm đơn 

(Ký và ghi rõ họ tên )

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [13.50 KB]

Mời bạn xem thêm: trình tự điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Đơn xin nghỉ phép không lương 2024
Đơn xin nghỉ phép không lương 2024

Người lao động được xin nghỉ ốm bao nhiêu ngày?

Việc người lao động được xin nghỉ ốm bao nhiêu ngày hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể. Điều này hoàn toàn phù hợp với những hoàn cảnh khách quan khi làm việc. Vì việc xuất hiện những sự kiện đột xuất cần phải nghỉ phép bao nhiêu lần thì không thể nào giới hạn được. Nhiều công ty để đảm bảo ngày công của nhân viên đã ghi nhận những quy định về số ngày này trong hợp đồng lao động.

Căn cứ vào Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian tối đa hưởng chế độ đau trong một năm đối với người lao động như sau:

– Làm việc trong điều kiện bình thường thì hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

– Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mũ do Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Bộ y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, 50 ngày nếu đã đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

– Người lao động nghỉ việc do mặc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành thì hưởng chế độ đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, pháp luật không có cụ thể số ngày nghỉ ốm trong một tháng mà người lao động được nghỉ là bao nhiêu ngày.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Đơn xin nghỉ phép không lương 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động nghỉ ốm đau không đau không hưởng lương có được đóng BHXH hay không?

– Căn cứ vào khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
– Căn cứ vào khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:
” Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, nếu người lao động xin nghỉ ốm đau không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội cuả tháng đó.

Người lao động xin nghỉ ốm đau không hưởng lương có được tính ngày phép năm không?

Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các khoảng thời gian được tính phép năm như sau:
– Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng trong năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi có người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 có quy định người lao động làm việc cho 1 người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật , người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Như vậy, người lao động nghỉ ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng trong năm thì sẽ được tính phép năm từ 12 – 16 ngày tùy thuộc vào công việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm