Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?

bởi PhamThanhThuy
Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?

Chào Luật sư, hiện nay gộp sổ BHXH mất bao nhiêu lâu theo quy định của pháp luật? Gộp sổ BHXH được thực hiện ra sao? Ai là chủ thể được tiến hành gộp BHXH? Muốn gộp BHXH thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào? Gộp sổ BHXH mất bao lâu? Sổ bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Hồ sơ gộp sổ BHXH gồm những gì theo quy định?

Về hồ sơ gộp sổ căn cứ quy định tại Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 621/…/SO thì hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:

+) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)

+) Sổ bảo hiểm xã hội gốc, các sổ bảo hiểm xã hội khác kèm đầy đủ các tờ rời.

+) Phiếu yêu cầu gộp sổ (nếu có)

Về địa điểm nộp hồ sơ căn cứ Khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:

“6. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 như sau:

a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”

Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?
Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?

Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?

Về thời hạn giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội : Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 29. Cấp sổ BHXH

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.”

Như vậy, người lao động đang làm việc chuẩn bị 01 bản hồ sơ như quy định nêu trên và có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động nơi người lao động đang tham gia làm việc hoặc nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Và thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Hồ sơ điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH

Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 98 Luật BHXH số 58/QH14/2013; Khoản 3 Điều 27 quy trình và Mục 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14.4.2017 ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thành phần hồ sơ để đề nghị điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin cá nhân BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

Đối với người tham gia:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Giấy cam đoan của người cho mượn hồ sơ, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (mẫu 02-GCĐ/SBH)

– Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Sổ BHXH, tờ bìa sổ mới, thẻ BHYT, bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN… (nếu có) đối với những trường hợp cần phải in lại, do điều chỉnh thông tin cá nhân có liên quan.

Nếu là Đảng viên: lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi kết nạp.

Ngoài ra, hồ sơ cần kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau:

  • Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; 
  • Hợp đồng lao động
  • Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan đến việc điều chỉnh.

Đối với đơn vị:

Trường hợp người lao động nộp hồ sơ qua đơn vị, hồ sơ điều chỉnh thông tin cho người lao động mà đơn vị cần chuẩn bị gồm có:

  • Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH: thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận;
  • Mẫu D01-TS Bảng kê thông tin.

Thời gian giải quyết hồ sơ điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

Đối với điều chỉnh sổ BHXH: Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Đối với điều chỉnh thẻ: Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Hướng dẫn điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH online

Trung tâm Công nghệ Thông tin (CNTT) đã có Công văn 1705/CNTT-PM ngày 24/8/2021 gửi Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai chức năng điều chỉnh thông tin tài khoản giao dịch điện tử cá nhân trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam tại địa chỉ website: http://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn. Cụ thể như sau:

Thay đổi thông tin không bao gồm các thông tin họ tên, giới tính, ngày sinh và không liên quan đến cấp lại sổ BHXH:

Bước 1: Cá nhân thay đổi thông tin tại chức năng “Thông tin tài khoản” trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam.

Hệ thống tạo hồ sơ điều chỉnh thông tin (Mẫu số 01), gửi về cơ quan BHXH mà cá nhân đã đăng ký giao dịch điện tử.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Thay đổi địa chỉ liên hệ: Hệ thống tự động phê duyệt;

– Thay đổi địa chỉ email: Hệ thống tự động phê duyệt nếu email chưa tồn tại trong hệ thống;

– Thay đổi số điện thoại: Hệ thống gửi mã OTP đến số điện thoại hiện tại và số điện thoại mới, nếu nhập đúng mã OTP hệ thống sẽ tự động phê duyệt và cập nhật thay đổi;

– Thay đổi ảnh cá nhân; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu; ảnh mặt trước, mặt sau căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu:

  • Hồ sơ hợp lệ: Thực hiện phê duyệt hồ sơ, hệ thống tự động cập nhật điều chỉnh thông tin tài khoản giao dịch điện tử.
  • Hồ sơ không hợp lệ: Cán bộ từ chối hồ sơ và ghi rõ lý do.

Các mức đóng BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật

Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mdt = 22% x Mtnt

Trong đó:

– Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

– Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

Trong đó:

– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

– m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Hiện nay, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng (Theo điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg). Dự kiến, thời gian tới sẽ ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025.

Mức lương cơ sở 2021 dự kiến là 1.490.000 đồng/tháng, do đó mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn không quá 29.800.000 đồng/tháng.

Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?
Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Gộp sổ BHXH mất bao lâu theo quy định của pháp luật?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đăng ký mã số thuế cá nhân, điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, tìm hiểu về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất; thành lập công ty con… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay ra sao?

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
(1) Đóng hàng tháng;
(2) Đóng 03 tháng một lần;
(3) Đóng 06 tháng một lần;
(4) Đóng 12 tháng một lần;
(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định ra sao?

. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch;  mất bao lâu?

Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm