Hạn mức đất ở là gì?

bởi Hương Giang
Hạn mức đất ở là gì

Người dân khi sử dụng đất ở phải tuân theo các quy định của pháp luật về đất đai. Một trong số các điều kiện cần đáp ứng để sử dụng đất ở hợp pháp là người dân phải tuân thủ các quy định liên quan đến hạn mức đất ở. Vậy cụ thể theo quy định, Hạn mức đất ở là gì? Hạn mức đất ở được phân loại như thế nào? Hạn mức đất ở do cơ quan nào quy định? Hạn mức đất ở là bao nhiêu theo quy định năm 2022? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

 Hạn mức đất ở là gì?

Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở.

Mặc dù là mức giới hạn diện tích đất ở nhưng không đồng nghĩa với việc khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người dân chỉ được cấp Giấy chứng nhận cho phần diện tích đất ở nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức, thay vào đó người dân vẫn được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu đủ điều kiện cấp sổ (cấp vượt hạn mức).

Điểm khác biệt giữa trường hợp cấp sổ trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:

– Có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.

– Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.

Ví dụ: Diện tích cấp sổ là 50m2, cùng vị trí thửa đất có giá 01 triệu đồng/m2 thì tiền sử dụng đất trong và vượt hạn mức được tính như sau:

– Trong hạn mức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng = 50 triệu đồng.

– Vượt hạn mức: Tiền sử dụng đất cấp vượt hạn mức phải nhân (x) với hệ số K, đồng thời hệ số K khi cấp vượt hạn mức luôn luôn lớn hơn 1. Giả sử hệ số K là 1,3 thì tiền sử dụng đất phải nộp như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng x 1,3 = 65 triệu đồng.

Hạn mức đất ở là gì
Hạn mức đất ở là gì

Hạn mức đất ở được phân loại như thế nào?

Hạn mức đất ở hiện nay gồm có 02 loại hạn mức đó là hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất.

Hạn mức công nhận đất ở

Luật đất đai hiện nay mới chỉ quy định cách xác định diện tích đất ở đối với thửa đất có vườn, ao như sau: Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.

Hạn mức giao đất ở

Đối với đất ở tại địa phương: căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Đối với đất ở tại đô thị: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Hạn mức đất ở do cơ quan nào quy định?

Quy định tại Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể:

– Đất ở tại nông thôn:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất phù hợp với điều kiện và tập quán địa phương.

– Đất tại đô thị:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

Hạn mức đất ở được quy định như thế nào theo quy định năm 2022?

Hạn mức giao đất ở khác với các quy định về hạn mức đất nông nghiệp. Nếu như hạn mức đất nông nghiệp phân theo từng loại đất nông nghiệp; và khu vực xác định là phân theo đồng bằng; miền núi trung du. Thì hạn mức giao đất ở sẽ theo các quy định về hạn mức tại từng địa phương.

Đất ở tại nông thôn

Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn; gồm: đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất ; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Theo khoản 3 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013; căn cứ vào quỹ đất của địa phương; quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân như sau:

– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn; gồm đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thô, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương; và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương

Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng; công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân; vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn. Đồng thời cũng khuyến khích việc Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất thuộc khu vực dân cư có sẵn và hạn chế mở rộng đất ở trên đất nông nghiệp thông qua hình thức chuyển mục đích sử dụng đất.

Đất ở tại đô thị

Căn cứ tại Điều 144 Luật Đất đai năm 2013, đất ở tại đô thị được quy định như sau:

– Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ;, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp; bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

– Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương; quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

– Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

Theo đó, đất ở tại đô thị bao gồm: đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương mình. Để từ đó đưa ra các quy định về hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hạn mức đất ở là gì”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào quy định về hạn mức đất ở?

 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền quy định về hạn mức đất ở.

Hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ là bao nhiêu?

Hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng giữa các tỉnh, thành khác nhau nên không có câu trả lời chung cho toàn bộ 63 tỉnh, thành; muốn biết rõ phải xem trong quyết định của địa phương.

Nếu diện tích đất lớn hơn hạn mức quy định thì sẽ xử lý như thế nào?

Nếu diện tích đất lớn hơn hạn mức thì sẽ chỉ được công nhận diện tích đất bằng hạn mức. Nếu diện tích đất nhỏ hơn hạn mức thì sẽ được công nhận toàn bộ diện tích kể cả khi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm