Hạn ngạch xuất khẩu là gì?

bởi Ngọc Trinh
Hạn ngạch xuất khẩu là gì?

Khách hàng: Xin chào Luật sư! Tôi là một khách hàng quen thuộc của LSX. Nhân đây có thêm câu hỏi tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp. Tôi nghe thấy mọi người nói rất nhiều về hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là hạn ngạch nhập khẩu là gì? Hạn ngạch xuất khẩu là gì? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư: Xin chào khách hàng của LSX. Sau đây hãy cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề bạn quan tâm nhé!

Căn cứ pháp lý

Hạn ngạch xuất khẩu là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

– Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

– Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

Khi nào thì áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu?

– Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;
  • Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

– Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là gì?

– Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể.

– Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.

– Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.

– Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.

Hạn ngạch xuất khẩu là gì?
Hạn ngạch xuất khẩu là gì?

Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

– Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:

  • Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
  • Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;
  • Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

– Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

  • Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
  • Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

– Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được quy định, công bố chi tiết tương ứng với phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm như thế nào?

– Chủ trì, phối hợp đàm phán điều ước quốc tế và giám sát việc thực hiện cam kết của các đối tác, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền; quản lý ngoại thương và phát triển hoạt động ngoại thương theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương, quản lý ngoại thương;

– Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý ngoại thương theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan;

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;

– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch y tế biên giới, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;

– Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “Hạn ngạch xuất khẩu là gì?” . Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giải đáp thỏa đáng thắc mắc vấn đề mà bạn đang quan tâm. Chúng tôi cũng hy vọng rằng những thông tin trên sẽ có ích cho quý khách hàng của LSX về hạn ngạch xuất nhập khẩu. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về phí dịch vụ công chứng tại nhà hoặc các dịch vụ khác như hồ sơ giải thể công ty, quyết tạm ngừng kinh doanh, cấp phép bay flycam,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu là ai?

– Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
– Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Nguyên tắc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu là gì?

Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu.

Mục tiêu chính của việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu là gì?

Mục tiêu chính là bảo vệ thị trường trong nước trước hàng hóa nước ngoài bằng cách hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm