Hàng hóa nhập lậu là gì?

bởi Hữu Duy
Hàng hóa nhập lậu là gì?

Hàng hóa là một sản phẩm của lao động, được trải qua quá trình mua bán trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những hàng hóa hợp pháp còn có những hàng hóa nhập lậu. Và không phải ai cũng có thể biết được Hàng hóa nhập lậu là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hàng hóa nhập lậu là gì?

Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhắc rất nhiều tới hàng lậu đây được hiểu là loại hàng hóa nhập khẩu thuộc trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu, Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;…

– Hàng hóa nhập khẩu mà không đi qua cửa khẩu quy định, không làm các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

– Hàng hóa nhập khẩu mà lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ này là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

– Hàng hóa nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Như vậy căn cứ từ quy định của pháp luật thì ta thấy thực chất pháp luật không nêu định nghĩa Hàng lậu là gì? mà chỉ nêu các trường hợp được coi là hàng lậu. Việc liệt kê như vậy cũng giúp chúng ta dễ dàng xác định được các trường hợp trong thực tế, nhưng cũng không thể lường trước được hết các tình huống.

Căn cứ vào Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngHàng hóa nhập lậu bao gồm:

a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu

Căn cứ heo quy định mà pháp luật đề ra thì việc mua bán, vận chuyển hàng hóa không được diễn ra một cách tùy tiện mà được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa.  Từ ngày 15/10/2020, khi Nghị định 98 có hiệu lực, mức phạt với việc kinh doanh hàng lậu dựa trên giá trị hàng hóa như sau:

STTGiá trị của hàng hóa nhập lậuMức phạt
1Dưới 03 triệu đồng500.000 – 01 triệu đồng
203 – dưới 05 triệu đồng01 – 02 triệu đồng
305 – dưới 10 triệu đồng02 – 04 triệu đồng
410 – dưới 20 triệu đồng04 – 06 triệu đồng
520 – dưới 30 triệu đồng06 – 10 triệu đồng
630 – dưới 50 triệu đồng10 – 20 triệu đồng
750 – dưới 70 triệu đồng20 – 30 triệu đồng
870 – dưới 100 triệu đồng30 – 40 triệu đồng
9Trên 100 triệu đồng40 – 50 triệu đồng

Đặc biệt, có thể phạt tiền gấp 02 lần trong bảng nêu trên đối với:

– Người vi phạm mà trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Hàng nhập lậu thuộc trong danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

– Hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn…

Mức phạt nêu trên được áp dụng với cá nhân. Mức phạt với tổ chức vi phạm sẽ gấp đôi mức phạt với cá nhân.

Như vậy dựa trên quy ddinhjd dưa ra này ta thấy việc buôn bán hàng lậu  đã có những chế tài rất cụ thể và việc kinh doanh hàng hóa “trốn thuế” còn có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Ngoài ra, hành vi nhập lậu hàng hóa về Việt Nam để bán trái phép qua biên giới là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trao đổi trái với các quy định của pháp luật về xuất – nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Do đó, nếu hàng hóa nhập lậu có trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự hiện hành thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu với mức hình phạt phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm. Tùy theo mức độ thực hiện hành vi phạm tội mà áp dụng mức hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội.

Hàng hóa nhập lậu là gì?

Hàng xách tay có phải hàng lậu?

Hiện nay có rất nhiều cá nhân kinh doanh hàng xách tay và hàng này hiện rất phổ biến, thậm chí được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, nếu xét về vấn đề pháp lý, liệu các cơ sở kinh doanh hàng xách tay hiện có đang làm đúng luật?

Trên thực tế thì Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định hay định nghĩa chính xác nào để nói về hàng xách tay. Khái niệm này được người tiêu dùng ngầm hiểu là những mặt hàng do cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Đó có thể là hàng do những người đi du lịch, du học sinh, tiếp viên hàng không… xách về sau những chuyến du lịch, chuyến bay của tiếp viên.

Có thể thấy do tâm lý và tình hình chung của nước ta và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay thường rất ưa chuộng hàng xách tay bởi theo quảng cáo của những người bán hàng thì do “xách về” nên những hàng hóa này có giá thành rẻ hơn vì không phải chịu thuế, không phải làm thủ tục khai hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo thủ tục thông thường.

Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì nếu theo đúng như quảng cáo của những người bán hàng, do xách về nên hàng hóa không phải nộp thuế, không làm thủ tục hải quan… thì những hàng hóa này chính là hàng hóa nhập lậu.

Bên canh dó để xác định loại hàng hóa nào là hàng lậu cũng đang là vấn đề rất phức tạp, và không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu trong trường hợp đảm bảo các điều kiện như có hoá đơn chứng từ kèm theo rõ ràng, không trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, hàng hoá có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định…

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Hàng hóa nhập lậu là gì?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra số mã số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn bị xử lý như thế nào?

Việc mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi mua bán kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Mức xử phạt có thể lên tới 100.000.000 đồng.

Xử phạt như thế nào về việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ?

Các tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Giải pháp để đấu tranh chống hàng lậu về hệ thống pháp luật như thế nào?

Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách không để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền một cách hợp lý giữa các cơ quan, bộ ngành, không để chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ; quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan và địa phương, cá nhân có liên quan trong việc phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm