Hồ sơ an ninh trật tự trường học bao gồm giấy tờ gì?

bởi VanAnh
Hồ sơ an ninh trật tự trường học bao gồm giấy tờ gì?

An ninh, trật tự là kết quả của nhà nước xã hội ổn định, sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của nhà nước, đồng thời nó còn được hướng dẫn, điều chỉnh bởi các hệ thống quy phạm pháp luật. Trên thực tế, trật tự an ninh xã hội và an ninh chính trị cũng là bộ phận chủ yếu của an ninh quốc gia, có nhiều mối liên hệ mật thiết với chất lượng cuộc sống của người dân. Trong trường học cũng vậy cần đảm bảo an ninh trật tự trường học. vậy hồ sơ an ninh trật tự trường học gồm các giấy tờ gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của LSX nhé

Tiêu chuẩn để xét trường học đạt chuẩn an ninh trật tự

Trường học là nơi học tập rèn luyện, đào tạo các thế hệ tương lai của đất nước. Do vậy việc đảm bảo an ninh trật tự có vai trò quan trọng. Điều 8 Thông tư số 23/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” quy định tiêu chí để công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” bao gồm:

  • Hàng năm, cấp ủy Đảng có Nghị quyết (đối với những nơi có tổ chức Đảng), Ban giám hiệu (Ban giám đốc) nhà trường có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; có nội quy, quy chế bảo vệ nhà trường, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý giáo dục người học; phòng, chống cháy, nổ và 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học từ cấp trung học cơ sở trở lên ký cam kết thực hiện các nội quy, quy chế và xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” gắn với các phong trào thi đua trong hệ thống giáo dục quốc dân.
  • Triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – chính quyền địa phương – gia đình người học (nếu người học là học sinh phổ thông) trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và quản lý, giáo dục người học. Có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh, trật tự trong nhà trường, ký túc xá và nhà trọ.
  • Không để xảy ra các hoạt động gây rối, biểu tình, lập các hội, nhóm, tuyên truyền phát triển đạo, khiếu kiện và tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật; không để xảy ra tội phạm và bạo lực học đường; không có cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội; không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng.
  • Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách (nếu có) trong sạch, vững mạnh. Phân loại thi đua hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
  • Có 70% số đầu mối trực thuộc (khoa, phòng, tổ, bộ môn…) trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
    Trong trường hợp này, trường Q đã để xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Theo khoản 3 nêu trên thì trường không bảo đảm tiêu chí đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.
Hồ sơ an ninh trật tự trường học bao gồm giấy tờ gì

Hồ sơ an ninh trật tự trường học năm 2023

An ninh, trật tự cũng là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Nhà nước ta thường xuyên có những thay đổi, bổ sung nhằm nâng cao tình hình an ninh trật tự của đất nước vào bất cứ lúc nào và tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt đẹp nhất. Và trường học cũng không ngoại lệ cần phải đảm bảo an ninh trật tự. Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật cần có hồ sơ nộp cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự áp dụng chung đối với các ngành nghề từ như sau:

(i) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

(ii) Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
  • Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

(iii) Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:

  • (iii.1) Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
  • (iii.2) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Các cơ sở kinh doanh không phải nộp tài liệu (iii.1), (iii.2), gồm: Sản xuất con dấu; sản xuất cờ hiệu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh dịch vụ đặt cược; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; kinh doanh thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác;

Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại (iii.1), (iii.2);

Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ thì các tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy là tài liệu của kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(iv) Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:

  • Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang);

Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh).

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
  • Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Hồ sơ an ninh trật tự trường học bao gồm giấy tờ gì

Kế hoạch xây dựng trường học an toàn về an ninh, trật tự

Ngày nay, ở Việt Nam, giấy phép an toàn trật tự là văn bản chứng minh cơ sở đáp ứng yêu cầu về an toàn, không gây xung đột và là nơi vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh. LSX mời bạn tham khảo Kế hoạch xây dựng trường học an toàn về an ninh, trật tự của một trường học dưới đây nhé

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ an ninh trật tự trường học bao gồm giấy tờ gì?“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Học sinh gây rối trật tự công cộng bị xử phạt hành chính như thế nào?

Học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà có hành vi cố ý hoặc từ 16 tuổi trở lên gây rối trật tự công cộng thì tùy vào mức độ sẽ có mức phạt tương ứng. Cụ thể nếu:
Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác thì bị phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trừ hai trường hợp dưới đây.
Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài ra học sinh gây rối trật tự công cộng còn phải áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả do lỗi của hành vi vi phạm đó.

Học sinh gây rối trật tự công cộng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tội gây rối trật tự công cộng như sau:
Tội gây rối trật tự công cộng
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt lên đến 07 năm tù.
Tuy nhiên tùy vào mức độ, tính chất hành vi thì hình phạt cụ thể còn phụ thuộc vào tình tiết vụ án và phán quyết cuối cùng của Tòa án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm