Hồ sơ thẩm định giá bao gồm những gì năm 2024?

bởi Ngọc Gấm
Hồ sơ thẩm định giá bao gồm những gì năm 2024?

Để có thể định gia mua một vật nào đó cho hợp lý, nhiều người lựa chọn hình thức thẩm định giá cho đảm bảo. Khi thực hiện thủ tục thảm định giá, các tổ chức có nhu cầu buộc phải tiến hành nộp hồ sơ thẩm định giá cho cơ quan có thẩm quyền. Để có thể giúp cho quý khách hàng có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ hồ sơ thẩm định giá, LSX xin được phép gửi đến quí bạn đọc bài viết hồ sơ thẩm định giá bao gồm những gì năm 2024?

Hồ sơ thẩm định giá bao gồm những gì năm 2024?

Để có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ thẩm định giá bạn phải chuẩn bị các thông tin về vật cần thẩm định, văn bản yêu cầu thẩm định, các quyết định cho liên quan đến việc thẩm định như thành lập hội đồng, biên bản cuộc hợp của hội đồng thẩm định, các thông báo có liên quan đến thẩm định hồ sơ, và các tài liệu khác có liên quan đến việc thẩm định khác nếu có yêu cầu từ phía cơ quan nhà nước.

Theo quy định tại Điều 66 Luật Giá 2023 quy định về hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước như sau:

“1. Hồ sơ thẩm định giá gồm có các tài liệu sau đây:

a) Văn bản giao nhiệm vụ bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước;

b) Thông tin, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá;

c) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá;

d) Các tài liệu do hội đồng thẩm định giá thu thập, phân tích trong quá trình thẩm định giá; các báo cáo chuyên gia, chứng thư thẩm định giá kèm Báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá (nếu có);

đ) Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định giá; báo cáo thẩm định giá và Thông báo kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá;

e) Tài liệu khác có liên quan đến việc thẩm định giá (nếu có).

2. Hội đồng thẩm định giá có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá để phục vụ lưu trữ.”

Hồ sơ thẩm định giá bao gồm những gì năm 2024?
Hồ sơ thẩm định giá bao gồm những gì năm 2024?

Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá

Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá hiện nay được Bộ tài chính quy định hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp rõ ràng chính vì thế khi làm thẩm định giá bạn sẽ được bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn cho bạn để bạn sẽ biết được yêu cầu thẩm định hồ sơ của mình sẽ tốn tổng là bao nhiêu tiền và những chi phí đó sẽ được chi trả cho những khoản nào trong quá trình thẩm định.

Theo quy định tại Điều 65 Luật Giá 2023 quy định về chi phí thẩm định giá như sau:

“1. Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá (nếu có) được bảo đảm bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá.

2. Trường hợp thẩm định giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Thành viên hội đồng thẩm định giá có quyền và nghĩa vụ gì?

Để đảm bảo cho việc các thành viên hội đồng thẩm định giá sẽ thực hiện đúng như những gì đã cam kết với người yêu cầu, pháp luật Việt Nam đã mạnh dạng đưa ra các quy định về các quyền, nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá để người yêu cầu thẩm định và thành viên hội đồng thẩm định giá biết được những việc thành viên hội đồng thẩm định giá được làm và không được làm.

Theo quy định tại Điều 63 Luật Giá 2023 quy định về quyền, nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá như sau:

“1. Thành viên của hội đồng thẩm định giá có quyền sau đây:

a) Tiếp cận thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc thẩm định giá;

b) Đưa ra nhận định, đánh giá của mình trong quá trình thẩm định giá;

c) Biểu quyết để xác định giá trị của tài sản thẩm định giá; trường hợp có ý kiến khác thì có quyền bảo lưu ý kiến của mình và được ghi vào biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định giá;

d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Thành viên của hội đồng thẩm định giá có nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ trình tự thẩm định giá theo quy định;

b) Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính chính xác, trung thực, khách quan; chịu trách nhiệm về chất lượng, tính đầy đủ đối với thông báo kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá; chịu trách nhiệm về ý kiến nhận định, đánh giá của mình quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

c) Cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá;

d) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;

đ) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Nội dung cần có của hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ

Hồ sơ thẩm định giá phải được lưu trữ để làm căn cứ sau này khi có nhu cầu đối chiếu. Để có thể lưu trữ hồ sơ đúng cách, bắt buộc người văn thư phải biết cách lưu trữ hồ sơ theo đúng theo từng loại hồ sơ nhất định và phải cách phân chia lưu trữ cho dễ tìm kiếm. Nếu công ty của bạn đang loay hoay không biết cách lưu trữ bộ hồ sơ thẩm định giá thì có thể tham khảo các lưu trữ hồ sơ sau.

Theo hướng dẫn được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính như sau:

“c) Lưu trữ hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định giá phải được đưa vào lưu trữ bằng giấy và dữ liệu điện tử kể từ ngày phát hành Chứng thư thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phát hành Chứng thư thẩm định giá. Căn cứ vào loại hình lưu trữ, hồ sơ thẩm định giá phải có đủ các thông tin, tài liệu cơ bản như sau:

* Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ bằng giấy cần có:

– Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ.

– Những thông tin cơ bản và địa chỉ liên hệ của khách hàng thẩm định giá.

– Những thông tin cơ bản của thẩm định viên và toàn bộ các cán bộ khác của doanh nghiệp thẩm định giá được giao tham gia cuộc thẩm định giá tài sản.

– Bản gốc hoặc sao y bản chính hợp đồng thẩm định giá và biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giá (nếu có), hoặc bản gốc văn bản đề nghị/yêu cầu thẩm định giá.

– Thông tin, tài liệu về đặc điểm pháp lý và kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, hoặc doanh nghiệp cần thẩm định giá/xác định giá trị doanh nghiệp và các tài sản so sánh (nếu có).

– Báo cáo của chuyên gia được mời cung cấp ý kiến chuyên môn (nếu có).

Trường hợp trưng cầu ý kiến tư vấn của các chuyên gia về công suất thiết kế, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thì báo cáo kết quả thẩm định phải nêu rõ mục đích, thời gian tiến hành và kết luận của chuyên gia  tư vấn.

– Biên bản khảo sát kèm nhận định và chữ ký xác nhận của thẩm định viên khảo sát thực tế. Trong biên bản khảo sát cần nêu rõ mục đích, thời gian, tên những người tham gia khảo sát thực tế, kết quả thu được từ khảo sát thực tế, chênh lệch (nếu có) giữa kết quả khảo sát thực địa với hồ sơ pháp lý và lý do có sự chênh lệch đó.

– Toàn bộ tài liệu, thông tin thu thập được bao gồm cả ảnh chụp thực tế, và các tài liệu, thông tin cần thiết khác để hình thành kết quả thẩm định giá.

– Những tài liệu phân tích, đánh giá của thẩm định viên về những vấn đề thẩm định giá liên quan.

– Bản gốc Báo cáo kết quả thẩm định giá và các phụ lục kèm theo.

– Bản gốc Chứng thư thẩm định giá và các phụ lục kèm theo.

* Hồ sơ thẩm định giá đưa vào lưu trữ điện tử cần có:

– Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ.

– Những thông tin cơ bản của thẩm định viên chịu trách nhiệm chính và các cán bộ khác tham gia thực hiện thẩm định giá.

– Nội dung cơ bản tại báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, các phụ lục và bảng tính kèm theo (nếu có).

– Nguồn của từng thông tin thu thập liên quan.

d) Thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 (mười) năm đối với hồ sơ thẩm định giá bằng giấy và lưu trữ vĩnh viễn đối với dữ liệu điện tử. Doanh nghiệp thẩm định giá phải có biện pháp để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ thẩm định giá trong thời hạn lưu trữ.

Đối với hồ sơ thẩm định giá đã hết thời hạn lưu trữ, được tiêu hủy theo quy định của Pháp luật.”

Bên cạnh đó, độc giả hãy tìm hiểu và tham khảo thêm một số dịch vụ của chúng tôi như Cấp sổ đỏ lần đầu. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Hồ sơ thẩm định giá bao gồm những gì năm 2024?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thẩm định giá?

1. Thương lượng, hòa giải trên cơ sở những cam kết đã ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
2. Giải quyết bằng trọng tài thương mại.
3. Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Xác định giá dịch vụ thẩm định giá?

Giá dịch vụ thẩm định giá được ghi trong hợp đồng thẩm định giá, thực hiện theo giao dịch dân sự giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá và phải bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí thực tế hợp lý để thực hiện đầy đủ các hoạt động theo phạm vi công việc được quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước?

1. Thẩm định giá của Nhà nước được lựa chọn thực hiện trong trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc sử dụng phương thức này là một trong các cơ sở để cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt giá theo quy định tại khoản 1 Điều này khi lựa chọn phương thức thẩm định giá của Nhà nước có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định giá để thực hiện thẩm định giá của Nhà nước.
3. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm