Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023

bởi Thanh Loan
Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023

Căn cứ vào thỏa thuận, người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ vay vốn ngân hàng xuất khẩu lao động. Theo quy định hiện hành, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thỏa thuận đưa người lao động đi làm việc tại các công ty ở nước ngoài, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được vay vốn tín dụng. Theo quy định nêu trên, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở hợp đồng. Vì vậy, khoản vay được xử lý theo quy định, người lao động muốn vay cũng phải đáp ứng một số điều kiện. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023, bạn đọc tham khảo nhé!

Điều kiện cho vay với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đối tượng được quy định tại Công văn 7886/NHCS-TDNN muốn vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Cư trú hợp pháp tại địa phương;

Có nhu cầu vay vốn đề đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đông với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHCSXH (nếu có);

Các đối tượng sau cần có thêm điều kiện:

  • Đối tượng vay vốn là người lao động bị thu hồi đất theo quy định tại Điểm 2.5 Khoản 2 Công văn 7886/NHCS-TDNN có Quyết định thu hồi đất trong vòng 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất;
  • Đối tượng vay vốn là người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điểm 2. 6 Khoản 2 Công văn 7886/NHCS-TDNN) có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Những đối tượng theo quy định nếu đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn sẽ được cho vay với mức tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023

Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu 01/LĐNN);

Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;

Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn hạn;

Bản sao có chứng thực hợp đồng ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Văn bản ủy quyền của người lao động (Mẫu 03/LĐNN);

Hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển tiền lương của người lao động để trả nợ, trả lãi tiền vay (Mẫu 07/LĐNN) đối với trường hợp người lao động được doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương;

Đối với khách hàng vay vốn là thân nhân của người có công với cách mạng nộp bản sao có chứng thực giấy xác nhận;

Đối với khách hàng vay vốn thuộc đối tượng bị thu hồi đất nộp bản sao có chứng thực quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;

Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm (đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên).

Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh hoặc trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện nơi cư trú hợp pháp của mình để được giải quyết.

Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023
Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023

Thủ tục cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bước 1. Người vay:

Viết Giấy đề nghị vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Mẫu số 01/LĐNN) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã .

Nộp giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác trong Hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nơi thực hiện thủ tục.

Bước 2. NHCSXH nơi thực hiện thủ tục:

Kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định (Mẫu số 02/LĐNN) trình Trưởng phòng Kế hoạch – nghiệp vụ (Tổ trưởng Kế hoạch – Nghiệp vụ Tín dụng) kiểm soát, sau đó trình Giám đốc xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn.

  • Nếu không phê duyệt cho vay, NHCSXH nơi thực hiện thủ tục thông báo từ chối cho vay (Mẫu số 04a/LĐNN) ghi rõ lý do từ chối gửi đến khách hàng vay vốn.
  • Nếu phê duyệt cho vay, NHCSXH nơi thực hiện thủ tục gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (Mẫu 04/LĐNN) đến khách hàng vay vốn.

NHCSXH nơi thực hiện thủ tục cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng (Mẫu số 05/LĐNN); lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và theo quy định của NHCSXH (nếu có).

Theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, NSDLĐ cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn gồm: Giấy đề nghị vay vốn (theo Mẫu 12a, 12b, 12c tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này); danh sách NLĐ đang tham gia BHXH (theo Mẫu 13 a, 13b, 13c); bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/hộ kinh doanh, quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), giấy phép kinh doanh/giấy phép hoạt động/chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định), giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư (đối với DN được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài); giấy ủy quyền (nếu có); bản sao văn bản về việc NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 1-5-2021 đến hết 31-3-2022 (đối với vay vốn trả lương phục hồi sản xuất – kinh doanh) hay phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất – kinh doanh đối với DN vay vốn trả lương phục hồi sản xuất.

Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất – kinh doanh thì cung cấp thêm bản sao thông báo quyết toán thuế thu nhập DN năm 2020 của cơ quan thuế. NSDLĐ tự kê khai, lập danh sách NLĐ, đề nghị cơ quan BHXH xác nhận có tham gia BHXH. Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, cơ quan BHXH xác nhận việc tham gia BHXH của NLĐ làm căn cứ để Ngân hàng CSXH cho vay. NSDLĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với danh sách này, có trách nhiệm hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng CSXH.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Hồ sơ vay vốn đối với người lao động đi nước ngoài năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ làm Thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của người lao động làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng là bao lâu?

Tại Điều 41 Nghị định 61/2015/NĐ-CP này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định thẩm định, phê duyệt vốn vay như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định và phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thông báo cho người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP thì người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm