Hồ sơ xóa nợ tiền thuế gồm những giấy tờ gì năm 2023?

bởi Trà Ly
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế gồm những giấy tờ gì năm 2023?

Trong vài trường hợp mà pháp luật quy định thì cá nhân, tổ chức sẽ được xóa nợ tiền thuế. Để được xóa nợ tiền thuế, cá nhân tổ chức sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc xóa nợ tiền thuế sẽ được thực hiện theo quy trình pháp luật quy định. Nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ xóa nợ tiền thuế nhưng lại chưa nắm rõ hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Vậy, Hồ sơ xóa nợ tiền thuế gồm những giấy tờ gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Những trường hợp được xóa nợ tiền thuế?

Tại Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như sau:

Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.

Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.

4. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

5. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; quy định chi tiết khoản 4 Điều này.”

Như vậy, những trường hợp được xóa nợ tiền thuế bao gồm:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

– Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

– Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.

– Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Hồ sơ xóa nợ tiền thuế gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 86 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như sau:

Điều 86. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

1. Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt lập và gửi hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đến cơ quan, người có thẩm quyền.

2. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:

a) Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;

b) Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;

c) Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, hồ sơ xóa nợ tiền thuế bao gồm các giầy tờ sau:

– Văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xóa nợ tiền thuế;

– Quyết định tuyên bố phá sản đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;

– Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế.

Hồ sơ xóa nợ tiền thuế gồm những giấy tờ gì năm 2023?
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế gồm những giấy tờ gì năm 2023?

Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế?

Điều 87 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như sau:

Điều 87. Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật này;

b) Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15.000.000.000 đồng trở lên.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp đầu năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp tình hình xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để Chính phủ báo cáo Quốc hội khi quyết toán ngân sách nhà nước.”

Như vậy, thẩm quyền xóa nợ tiền thuế bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.

Trình tự giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế

Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:

Điều 65. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

1. Trình tự giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

a) Căn cứ thẩm quyền và trường hợp xóa nợ quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và gửi đến cơ quan cấp trên theo trình tự sau:

a.1) Đối với hồ sơ do Chi cục Thuế lập và gửi đến, Cục Thuế thẩm định hồ sơ:

a.1.1) Trường hợp không thuộc đối tượng xoá nợ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế theo mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

a.1.2) Trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ nhưng hồ sơ chưa đầy đủ thì Cục Thuế thông báo cho Chi cục Thuế bổ sung hồ sơ theo mẫu số 03/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

a.1.3) Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị, dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 04/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

a.2) Đối với hồ sơ do Cục Thuế lập:

Trường hợp thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ thì Cục Thuế lập văn bản đề nghị, dự thảo quyết định xóa nợ theo mẫu số 04/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Theo đó, trình tự giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế thực hiện theo quy định trên.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hồ sơ xóa nợ tiền thuế gồm những giấy tờ gì năm 2023?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là kết hôn với người nước ngoài, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế như thế nào?

Theo Điều 88 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như sau:
– Cơ quan, người có thẩm quyền đã nhận hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải thông báo cho cơ quan đã gửi hồ sơ để hoàn chỉnh khi hồ sơ chưa đầy đủ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– Người có thẩm quyền phải ra quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc thông báo không thuộc diện được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho cơ quan đã gửi hồ sơ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Người nộp thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp do thiên tai, dịch bệnh mà quay lại kinh doanh có bị hủy quyết định xóa nợ?

Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về vấn đề này sau:
Điều 18. Các trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp
1. Người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14.
2. Người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh, trừ đối tượng được xóa nợ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 94/2019/QH14.
3. Cá nhân, cá nhân kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu của người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, trừ đối tượng được xóa nợ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 94/2019/QH14.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 thì người nộp thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp do thiên tai, dịch bệnh mà quay lại kinh doanh thì quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp vẫn có hiệu lực thực hiện và các chủ thể này không phải nộp lại số tiền đã được xóa nợ này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm