Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đóng thuế hay không?

bởi TranQuynhTrang
Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đóng thuế hay không?

Xin chào Luật sư X. Tôi là công dân Việt Nam, có đi làm việc ở nước ngoài, thời gian tới này tôi sẽ về nước lập nghiệp, tôi có mang theo số tiền là 10 nghìn đô về nước. Như tôi đọc trên các bản thông tin trên mạng, trên 5 nghìn đô phải khai báo, nếu không khai báo bị phát hiện sẽ bị phạt và đóng thuế. Vậy nếu tôi tuân thủ mọi qui định của luật hải quan, sẽ khai báo đúng sự thật và mọi thông tin với hải quan Việt Nam, thì tôi có bị đóng phạt không, có bị thu thuế không ( nếu có thu thuế ngoại tệ thì cánh tính thuế của hải quan VN là như thế nào? ). Mức phạt khi mang tiền mặt quá quy định mà không khai báo là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc mang tiền mặt về Việt Nam có phải đồng thuế không và các quy định có liên quan. Hi vọng bài viết mang lại bổ ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đóng thuế hay không?

Theo căn cứ tại Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh, quy định:

mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (năm ngàn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VND (15 triệu đồng Việt Nam).

2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo hải quan cửa khẩu.

Tờ khai nhập cảnh, xuất cảnh có xác nhận của hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.

3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.

Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đóng thuế hay không?
Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đồng thuế hay không?

Như vậy, nếu bạn có mang ngoại tệ nhiều hơn mức quy định là 5.000 USD thì buộc phải khai báo hải quan theo quy định. Số ngoại tệ này không bị tính thuế khi khai báo.

Mức phạt khi mang tiền mặt quá quy định mà không khai báo.

Tại Điều 6 Thông tư 15 quy định:

Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu mang theo số tiền mặt là ngoại tệ có giá trị tương đương trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mà không khai báo thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mức phạt hành chính

Khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP như sau:

2. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000. 000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trường hợp bị xử lý hình sự

Theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật tiền Việt Nam, ngoại tệ trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc các hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm…thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Mức phạt quy định với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, tội này cũng quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:

Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Có tổ chức;

– Vật phạm pháp trị giá từ 300 – 500 triệu đồng;

– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đồng thuế hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có nào có thẩm quyền cho phép nhập cảnh?

Cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập cảnh, cấp thị thực nhập cảnh là: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan được Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đảm nhiệm trong nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền ở nước ngoài.

Khi nhập cảnh cầm đảm bảo nguyên tắc gì?

Điều 4 Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Quy định này như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
1. Tuân thủ quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”

Những trường hợp nào người nước ngoài không được phép nhập cảnh?

Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh quy định người nước ngoài không được nhập cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Không đủ các giấy tờ ở điều kiện thứ nhất.
Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh
Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
Bị buộc xuất cảnh chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
Vì lý do thiên tai.
Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm