Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn?

bởi Hương Giang
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn?

Hiện nay, nhiều người chọn cách mua bảo hiểm nhân thọ để dự phòng những bất trắc có thể xảy ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Vậy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có gì đáng lưu ý? Liệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn có đúng không? Hãy cùng Luật sư X làm rõ vấn đề này nhé.

Cơ sở pháp lý

Bảo hiểm nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng. Đơn giản là người tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm về việc sẽ đóng đúng những khoản phí đều đặn vào quỹ dự trữ tài chính do công ty bảo hiểm quản lý để được chi trả số tiền nhất định khi không may gặp rủi ro hoặc đến thời điểm đáo hạn.

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Theo khoản 1 – Điều 12 – Luật kinh doanh bảo hiểm).

Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là cách thức dự phòng tài chính an toàn cho tương lai với mục đích thay thế nguồn thu nhập khi người tham gia gặp rủi ro bất trắc (quyền lợi bảo hiểm nhân thọ).

Chính vì thế bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó không chỉ giúp ổn định cuộc sống khi rủi ro bất ngờ xảy ra mà còn là cách thức chia sẻ rủi ro trong cộng đồng bằng cách lấy số đông bù số ít.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn?

Nhiều khách hàng thắc mắc rằng, khi rủi ro xảy ra, người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba chịu trách nhiệm bồi thường cho mình không? Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người thứ 3 có thể hoặc không phải bồi thường cho người được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm con người bao gồm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Đối tượng của hợp đồng đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Về câu hỏi “Người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba không?” thì căn cứ Điều 37, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định như sau:

“Điều 37. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định trên, người được bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ 3 chịu trách nhiệm bồi thường cho mình theo quy định của pháp luật. Còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng theo như cam kết trong hợp đồng mà không có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho khách hàng. Quy định này chỉ áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm con người.

Ví dụ:

Anh A (người được bảo hiểm) nhận hàng đã chuyển giao ở cảng (bên thứ 3) và phát hiện thấy hàng bị đổ vỡ. Điều anh A cần làm lúc này là liên hệ với cảng, lập biên bản tổn thất và thông báo cho phía công ty bảo hiểm.

Áp dụng nguyên tắc thế quyền: Số tiền bồi thường đòi lại từ bên thứ 3 không được vượt quá số tiền mà công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm. Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh khác để đòi bồi thường từ bên thứ 3 sẽ do công ty bảo hiểm chịu.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn?
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn?

Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nhân thọ

Trong dịch vụ bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền (Principle of subrogation) còn có tên gọi khác là nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường. Nguyên tắc này là sự mở rộng và là hệ quả của nguyên tắc bồi thường.

Áp dụng nguyên tắc thế quyền giúp người tham gia bảo hiểm có quyền đòi bồi thường từ người chịu trách nhiệm việc gây ra tai nạn, tổn thất. Đồng thời nguyên tắc này có giá trị pháp lý, cho phép công ty bảo hiểm lấy lại khoản tiền tương ứng từ người trực tiếp gây ra tai nạn.

Đối với nguyên tắc thế quyền, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ có quyền khiếu nại người gây ra tổn thất bồi thường lại cho mình. Khi gặp sự cố do bên thứ ba gây ra, người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm ủy quyền, cung cấp các chứng từ liên quan cho công ty bảo hiểm. Chẳng hạn như biên bản, thư từ, bằng chứng cho thấy người thứ ba gây ra tổn thất. Dựa vào đó công ty sẽ thay mặt người tham gia bảo hiểm khiếu nại lại bên thứ ba.

Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tài sản sẽ hạn chế tối đa thiệt thòi cho cả bên tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm.

Ví dụ: Người tham gia bảo hiểm đang lái xe ô tô và bị một người khác đâm phải. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm. Đồng thời thay mặt người được bảo hiểm để lấy lại số tiền bồi thường từ người gây ra tổn thất trên.

Điều kiện thực hiện và ý nghĩa của nguyên tắc thế quyền

Nguyên tắc thế quyền chỉ áp dụng với hợp đồng bảo hiểm tài sản. Với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe sẽ không áp dụng nguyên tắc này khi chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Để thực hiện nguyên tắc thế quyền các bên cần đáp ứng được một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện

Điều kiện để thực hiện nguyên tắc thế quyền là:

– Người gây ra tổn thất và có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm thuộc về bên thứ ba.

– Các tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu phải thuộc phạm vi bảo hiểm được quy định trong hợp đồng.

– Doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.

– Người được bảo hiểm phải cung cấp các bằng chứng, chứng từ, biên bản liên quan đến tổn thất đó để làm cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nguyên tắc thế quyền.

Ý nghĩa của nguyên tắc thế quyền

Việc áp dụng nguyên tắc thế quyền trong việc chi trả quyền lợi bảo hiểm với hợp đồng bảo hiểm tài sản có ý nghĩa như sau:

– Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá mức độ tổn thất mà họ phải gánh chịu. Theo đó, người được bảo hiểm sẽ không được nhận tiền bồi thường 2 lần từ doanh nghiệp bảo hiểm và bên thứ 3 với cùng một rủi ro.

– Việc áp dụng nguyên tắc thế quyền giúp doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp phần tài chính đã bỏ ra để chi trả cho người được bảo hiểm khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm. Số tiền mà bên thứ 3 phải bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không vượt quá số tiền mà doanh nghiệp bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng.

– Trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho những tổn thất đó thì không công bằng và dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Vì người thứ ba sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến tổn thất mà mình gây ra. Vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc thế quyền giúp đảm bảo sự công bằng trong cuộc sống. 

Lưu ý:

– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là người đại diện làm việc với các bên liên quan như người được bảo hiểm và bên thứ 3 gây ra tổn thất.

– Nếu người được bảo hiểm:

  • Từ chối chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm
  • Không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường.

– Doanh nghiệp bảo hiểm không được quyền yêu cầu người thân của người được bảo hiểm (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp họ cố ý gây ra tổn thất.

Như vậy, trong hợp đồng bảo hiểm con người thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả số tiền bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng, người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba chịu trách nhiệm bồi thường nếu họ trực tiếp gây ra rủi ro đó. Còn với bảo hiểm tài sản thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm khi tổn thất xảy ra, còn người được bảo hiểm sẽ phải chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba không?

Nhiều khách hàng thắc mắc rằng, khi rủi ro xảy ra, người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba chịu trách nhiệm bồi thường cho mình không? Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người thứ 3 có thể hoặc không phải bồi thường cho người được bảo hiểm. Về câu hỏi “Người được bảo hiểm có quyền đòi người thứ ba không?” thì căn cứ Điều 37, Luật Kinh doanh bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ 3 chịu trách nhiệm bồi thường cho mình theo quy định của pháp luật. Còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng theo như cam kết trong hợp đồng mà không có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho khách hàng. Quy định này chỉ áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm con người.

Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường là bao lâu?

Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường là 1 năm kể từ ngày người thứ ba yêu cầu đối với trường hợp này.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm kể từ lúc nào?

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là một trong các trường hợp sau:
Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm
Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí BH.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm