Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất năm 2023

bởi Minh Trang
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Hiện nay, gia đình tôi đang ở chung một căn nhà trên thành phố. Tuy nhiên sắp tới, em gái tôi sẽ đi lấy chồng. Vì vậy , ba mẹ tôi đã bàn bạc và quyết định mua một căn nhà làm của hồi môn cho em gái tôi. Khi ba mẹ tôi quyết định chốt mua căn nhà đó, chủ căn nhà đã yêu cầu ba mẹ tôi phải cọc trước một trăm triệu. Sau một ngày đắn đo, ba mẹ tôi cũng đã quyết định đặt cọc một trăm triệu để mua căn nhà đó. Vậy theo pháp luật quy định hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất như thế nào? Theo quy định mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất ra sao? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Mong bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp luật

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Hiện nay, một số luật như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và những văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải công chứng không mà chỉ có quy định về công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Mức đặt cọc khi mua đất là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Hiện nay pháp luật không có mức đặt cọc khi mua đất, theo đó các bên được quyền thỏa thuận về mức đặt cọc miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [55.50 KB]

Trường hợp nào khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị phạt cọc?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thế nhưng nếu bên dự định mua giao tiền cho bên có đất nhưng không thỏa thuận là đặt cọc hoặc chỉ có giấy biên nhận tiền nhưng trong giấy đó không ghi là đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc.

Trường hợp chỉ có giấy biên nhận tiền (trong đó không có từ nào là đặt cọc) thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Nếu đưa một khoản tiền mà không thỏa thuận là đặt cọc thì khi đó được coi là “tiền trả trước”.

Về bản chất trả trước là một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trường hợp các bên không chuyển nhượng đất thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:

– Trường hợp bên đưa tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

– Trường hợp bên nhận tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất?

Mức phạt cọc được quy định rõ tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

“Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, mức phạt cọc được quy định cụ thể như sau:

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).

Lưu ý: Trường hợp Các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng trong thủ tục mua bán đất như thế nào?

Nơi công chứng thủ tục mua bán đất:
Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định phạm vi công chứng như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”
Theo đó, khi chuyển nhượng nhà đất hay thực hiện thủ tục mua bán đất thì các bên công chứng tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất cần chuyển nhượng.
Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng
– Nơi chứng thực: Tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Giấy tờ cần chuẩn bị:
Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (mang bản chính để đối chiếu).
Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng cần lưu ý gì?

Trong quá trình mua bán nhà đất có sổ hồng để thuận lợi, người mua và các nhà đầu tư sẽ kiểm tra xem sổ hồng đó có tình trạng pháp lý như thế nào. Nên đến tận nơi xem sổ cũng như so sánh những thửa đất đó có thực tế hay không. Những tài sản gắn liền trên đó cũng như so sánh bản vẽ và thửa đất trên thực tế có nằm trong quy hoạch của nhà nước hay không và tìm hiểu thêm thông tin ở phường và những nhà chủ quanh đó.

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là ai?

UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
UBND cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm