Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức gồm những gì?

bởi Thùy Trang

Xin chào Luật sư X! Hiện nay, hợp đồng lao động gồm có hai loại là hợp đồng lao động không thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn. Tôi muốn hỏi Luật sư về quy định của hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức hiện nay. Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là gì?

Hợp đồng làm việc chính là hợp đồng lao động. Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Hết thời hạn làm việc trong nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sao?

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức

Theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019, khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
  • Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Viên chức theo quy định của pháp luật

Viên chức là gì?

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc quản lý viên chức

Theo Điều 6 Luật Viên chức 2010, các nguyên tắc quản lý viên chức bao gồm:

  • Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
  • Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
  • Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức là gì?

Khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010, hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Khoản 1 Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, trường hợp viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì do cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc.

Nội dung hợp đồng làm việc của viên chức

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010, hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
    • Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
  • Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
  • Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
  • Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
  • Chế độ tập sự (nếu có);
  • Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
  • Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức

Theo Điều 28 Luật Viên chức 2010 và Khoản 3 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức được quy định như sau:

  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
  • Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
    • Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.
    • Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
  • Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
  • Khi viên chức có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, dịch vụ thám tử … Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức có hiệu lực khi nào?

Theo quy định tại Điều Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Do đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức có hiệu lực ngay từ khi ký kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi nào thì viên chức được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chứuc và Luật Viên chức sửa đổi 2019, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
–  Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1.7.2020;
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5/5 - (5 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm