Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu?

bởi Nguyen Duy
Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu

Chào luật sư, tôi có lập một hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với một khách hàng người nước ngoài. Hợp đồng này đã được soạn và đem đi công chứng tại văn phòng công chứng, tuy nhiên nay tôi kiểm tra lại thì phát hiện tên khách hàng bị sai làm tôi rất lo lắng. Đây là hợp đồng lớn, nếu hợp đồng bị vô hiệu thì sẽ chịu tổn thất rất lớn. Vậy hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu? Xin được tư vấn.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứu pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng dân sự chưa công chứng thì có hiệu lực không?

Theo quy định trên hợp đồng dân sự có thể được giao kết dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định cụ thể. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định hình thức giao dịch dân sự như sau:

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

  1. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Căn cứ Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định hiệu lực của hợp đồng như sau:

  1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu?

Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

  • Có nội dung, mục đích… vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội. Ví dụ như: Hợp đồng mua bán có bên bán là hai vợ chồng ông A và bà B bán nhà, đất cho công ty do ông A là người đại diện pháp luật (giao dịch với chính mình)…
  • Các bên ký hợp đồng mua bán để che giấu cho hợp đồng vay tiền với lãi suất cao.
  • Do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép: Khi ký hợp đồng mua bán, bên bán bị ép phải ký bán đất cho bên bán để trả số tiền đã nợ…
  • Do không tuân thủ quy định về hình thức: Hợp đồng mua bán đất bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Nếu không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu trừ các trường hợp không phải công chứng…

Như vậy, mặc dù hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực nhưng theo Điều 129 Bộ luật Dân sự, nếu hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán thì khi vi phạm hợp đồng mới trở nên vô hiệu.

Đồng thời, các trường hợp nêu trên không có quy định về việc hợp đồng sẽ vô hiệu nếu bị sai thông tin của các bên trong đó có họ tên bên mua, bên bán. Do đó, khi bị sai tên trong hợp đồng mua bán đã công chứng, hợp đồng đó cũng sẽ không bị vô hiệu.

Sửa lại nội dung công chứng thì sửa như thế nào?

Quy định chỉ cho phép chỉnh sửa trong trường hợp là sai sót về mặt kỹ thuật như lỗi đánh máy, ghi chép, in ấn và việc sai sót không có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của bên tham giao dịch còn chỉnh sửa nội dung thì không được sửa lại văn bản công chứng.

Căn cứ Điều 50 Luật Công chứng 2014 quy định về sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng như sau:

“Điều 50. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng

  1. Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
  2. Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.
  3. Công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch.”

Như trên đề cập, trường hợp thay đổi các nội dung trong văn bản công chứng mà không phải do lỗi kỹ thuật thì không được sửa lại văn bản đã công chứng. Do đó trường hợp này cần thực hiện ký phụ lục điều chỉnh hoặc thỏa thuận hủy văn bản đã công chứng theo Điều 51 Luật Công chứng 2014 như sau:

“Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

  1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
  2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
  3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có bị vô hiệu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Sửa lỗi văn bản công chứng sai ở đâu?

Tại Phòng/Văn phòng công chứng đã thực hiện công chứng hợp đồng mua bán trước đây. Nếu tổ chức hành nghề công chứng đã chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì thực hiện tại nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

Sửa văn bản công chứng sai có mất phí không?

Thông thường việt sửa lỗi này các tổ chức hành nghề công chứng sẽ không thu phí. Nhưng nếu do lỗi của các bên thì có thể sẽ mất phí công chứng là 40.000 đồng với mức giá cho các công việc công chứng hợp đồng khác theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.

Có trường hợp nào không tuân thủ về hình thức mà hợp đồng dân sự không bị vô hiệu không?

Tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Do đó, có 2 trường hợp không tuân thủ về hình thức nhưng hợp đồng dân sự vẫn không bị vô hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm