Hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất năm 2023

bởi Thanh Tri
Hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất năm 2023

Hàng năm, số lượng thành viên được kết nạp vào đảng là rất lớn, các lễ kết nạp dảng viên mới được tổ chức thành nhiều đợt khác nhau ở từng địa phương. Mỗi chi bộ đảng sẽ tổ chức lễ kết nạp riêng cho đảng viên mới của mình. Vậy, điều kiện để trở thành một đảng viên như thế nào, hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất năm 2023 theo quy định ra sao? 

Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc: “Hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất năm 2023“. Hy vọng bài viết có thể có thể hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

Cơ sở pháp lý

  • Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021

Điều kiện để trở thành một đảng viên

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, có đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Điều kiện để trở thành một đảng viên bao gồm:

Về tuổi đời:

  • Người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến 60 tuổi tại thời điểm chi bộ xét kết nạp;
  • Đối với người trên 60 tuổi, việc kết nạp vào Đảng do cấp ủy thuộc Trung ương xem xét và quyết định.

Về trình độ học vấn:

  • Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên;
  • Trường hợp người đang sinh sống ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác mà không đảm bảo được yếu tố về trình độ học vấn chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban bí thư.

Ý nghĩa của hoạt động kết nạp đảng viên

Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo nhà nước. Các cá nhân làm trong tổ chức này thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ chung trong lý tưởng của Đảng. Vì thế mà việc kết nạp các thành viên ưu tú vào tổ chức Đảng mang đến nhiều ý nghĩa trong phát triển lực lượng. Giúp cho chất lượng của đội ngũ lãnh đạo được đảm bảo, và hướng đến quyền lợi của nhân dân.

Lễ kết nạp Đảng viên là buổi lễ đánh dấu sự kiện trọng đại với mỗi ĐẢng viên. Cũng như giới thiệu các cá nhân mới tham gia vào hoạt động trong đội ngũ đảng, quản lý nhà nước. Được kết nạp thành đảng viên đảng cộng sản Việt Nam là một vinh dự to lớn cho bất kỳ cá nhân nào. Do đó, kịch bản chương trình kết nạp Đảng viên mới là một chương trình không được phép sai xót dù là nhỏ nhất.

Ý nghĩa của việc chuẩn bị kịch bản:

Kịch bản này giúp mang đến sự trọng đại, thiêng liêng trong giây phút két nạp đảng viên mới. Việc chuẩn bị sẵn sàng các nội dung, không gian cho buổi kết nạp là trách nhiệm của các đối tượng liên quan. Buổi lê có sự tham dự của nhiều Đảng viên có vai trò lãnh đạo công tác Đảng.

Hàng năm, số lượng thành viên kết nạp đảng là rất lớn. Các lễ kết nạp được tổ chức thành nhiều đợt khác nhau ở mỗi địa phương. Mỗi chi bộ đảng sẽ tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên của mình. Và cần thực hiện lễ kết nạp trong khung kịch bản theo quy định. Để triển khai đúng, đủ, theo thứu tự các nội dung cần có trong chương trình kết nạp đảng viên. Góp phần nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức đảng nói chung và cá nhân đảng viên nói riêng.

Hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất năm 2023
Hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất năm 2023

Hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất

Hướng dẫn tổ chức lễ kết nạp quy định về yêu cầu mà bên tổ chức phải tiến hành. mang đến ý nghãi của hoạt động kết nạp Đảng viên qua đánh giá về nội dunh và hình thức của buổi lễ. Theo đó, nội dung này được quy định trong hướng dẫn số 01 – HD/TW ngày 28/09/2021. Ở mục 3.8 quy định tổ chức lễ kết nạp đảng viên như sau:

Yêu cầu nội dung thực hiện:

Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm. Thể hiện ý nghĩa của công tác kết nạp đảng viên, cũng như buổi lễ đang được tổ chức. Đảng cộng sản trong vai trò lãnh đạo đất nước, nên Đảng viên là một phần quan trọng trong thực hiện công tác Đảng. Các quần chúng ưu tú đươc tuyển chọn với điều kiện, tiêu chí cao mới được đúng trong hàng ngũ Đảng. Do đó, lễ kết nạp phải đảm bảo giá trị hiệu quả trong công tác của cơ quan nhà nước.

Tiến hành kết nạp từng người một nếu kết nạp từu hai người trở lên trong cùng một buổi lễ. Tiến hành kết nạp lần lượt đến hết với các quần chúng được tham gia kết nạp trở thành Đảng viên.

Yêu cầu về hình thức tổ chức, sắp xếp:

Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên):

  • Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Muôn Năm”.
  • Cờ Đảng, cờ tổ quốc, tượng hoặc ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác – Leenin ( bên phải).
  • Tiêu đề trung tâm tiến hành trong ý nghãi tổ chức buổi lễ: “Lễ kết nạp đảng viên”.

Thể hiện các giá trị thiêng liêng trong tổ chức và hoạt động của Đảng, đó là thực hiện vai trò của giai cấp lãnh đạo, trong quyền làm chủ và tìm kiếm các lợi ích tốt nhất cho nhân dân. Đảng phải đại diện cho dân tộc trong tất cả các hoạt động quản lý nhà nước.

Các chương trình diễn ra trong buổi lễ kết nạp :

Khung chương trình này được sử dụng triển khai từng phần đối với buổi lễ kết nạp. Khi các chủ thể có quyền lợi và trách nhiệm liên quan tổ chức buôi lễ. Các đảng viên mới đọc lời tuyên thệ, với trách nhiệm và lý tưởng cần thực hiện khi đứng trong hàng ngũ Đảng. Các phần của kịch bản chương tình kết nạp đảng viên được thực hiện theo cac mục này. Để đảm bảo hiệu quả tổ chưc, triển khai các nội dung liên quan. Cũng như mang đến sự thiêng liêng, trang nghiêm trong các hoạt động thực hiện của tổ chức Đảng.

Chương trình diễn ra với các phần sau:

  • Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca )
  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
  • Bí thư bộ hoặc đại điện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
  • Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.
  • Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dựu bị,
  • Đại diện cấp ủy trên phát biểu ý kiến (nếu có).
  • Bế mạc ( hát quốc ca, quốc tế ca)

 Một số lưu ý cần thiết khi tiến hành kết nạp đảng viên

Về hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên:

  • Hình thức biểu quyết: bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định;
  • Trường hợp biểu quyết không đủ tỉ lệ (2/3) theo quy định để ban hành ngị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có chính quyền, xem xét, quyết định.

Về trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng:

  • Người đang trong thời gian xem xét kết nạp được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt tạm thời của người vào Đảng cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét vào Đảng theo quy định.
  • Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ban hành nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc.

Về thời hạn, thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên:

  • Trong thời hạn 60 ngày làm viễ kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp thì cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét, quyết định;
  • Việc đồng ý hoặc không đồng ý, phải thông báo kết quả cho chi bộ nơi đề nghị kết nạp đảng viên biết;
  • Nếu để quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên.

Về thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng:

Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:

  • Văn bản giới thiệu của đảng viên vào Đảng của Ban chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở;
  • Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước;
  • Ý kiến nhận xét bổ sung của rổ chức chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào đảng.

Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp Giấy chứng nhận đã học lớp bồ dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.

Về việc xem xét và kết nạp đảng viên đối với người vào đảng khi thay đổi đơn vị công tác:

Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới: Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp và cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức theo dõi và giúp đỡ.

Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp:

  • Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa nộp hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến. Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy đảng trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp;
  • Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì cấp ủy cấp có thẩm quyền làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.

Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp: Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền:

  • Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi ra quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.
  • Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền đã ra quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền đồng ý để người vào Đảng chuyển đến đơn vị mới thì cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.

Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền nơi ra quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến.

Về một số đối tượng cụ thể khi xin vào đảng:

Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp.

Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên : Do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp.

Lưu ý: Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt pháo để có cơ sở xem xét.

Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp.

Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:

  • Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc;
  • Nếu làm hợp đồng liên tục từ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem cét kết nạp.

Về vấn đề kết nạp lại người vào Đảng:

Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng;
  • Ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; pahir được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét và quyết định;
  • Thực hiện đúng theo các quy định khác của Điều lệ Đảng

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì những lý do sau đây:

  • Tự bỏ sinh hoạt đảng;
  • Làm đơn xin ra khỏi đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn);
  • Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
  • Bị kết án vì tội tham nhũng;
  • Bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

Ngoài ra, việc kết nạp đảng lại chỉ được một lần và những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn lễ kết nạp đảng viên mới nhất năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thừa kế đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên tính từ ngày nào đến ngày nào?

Khoản 1, Điều 26 Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng “Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày, tính từ ngày nhận quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến”.

Đảng viên đến thời điểm được xét tặng Huy hiệu đảng nếu bị xử lý kỷ luật đảng thì có được xét tặng Huy hiệu đảng hay không?

Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Điều lệ Đảng quy định: “Đảng viên có đủ 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng trở lên thì được tặng Huy hiệu đảng”.
Tuy nhiên, đảng viên đến thời điểm được xét tặng Huy hiệu đảng nếu bị xử lý kỷ luật đảng thì chưa được xét tặng Huy hiệu đảng. Cụ thể, tại điểm 27.3.1 (c) Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Điều lệ Đảng quy định: “Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu đảng, đảng viên bị kỷ luật về đảng thì chưa được xét tặng; sau 06 tháng (đối với kỷ luật khiển trách), 09 tháng (đối với kỷ luật cảnh cáo), 01 năm (đối với kỷ luật cách chức), nếu sửa chữa tốt khuyết điểm, được chi bộ công nhận sẽ được xét tặng Huy hiệu đảng”.

Trong quá trình làm hồ sơ thủ tục kết nạp đảng, Cấp ủy giao cho quần chúng tự đi thẩm tra lý lịch xin vào đảng của mình là đúng hay sai?

Điểm 3.4 (d), Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng quy định:
“Trách nhiệm của Chi bộ và Cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:
Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào đảng (Chi ủy chưa nhận xét và Cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch);
Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào đảng đến Cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra, trường hợp cần thiết thì Chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo Cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước đảng về những nội dung đó.
Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào đảng.
Điểm 1.4.2 (24), mục I, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 18/01/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng viên quy định tại mục Lưu ý: “Chi bộ, Cấp ủy cơ sở chưa nhận xét, chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch mà chỉ đóng dấu giáp lai vào tất cả các trang và ảnh trong lý lịch của người xin vào đảng; gửi công văn đề nghị thẩm tra hoặc cử đảng viên đi thẩm tra lý lịch.
Không được cử người vào đảng hoặc người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đẻ, con nuôi có đăng ký hợp pháp) của người vào đảng đi thẩm tra lý lịch.
Như vậy, việc cấp ủy giao cho quần chúng tự đi thẩm tra lý lịch xin vào đảng của mình là sai quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm