Quy định 2022 về việc kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

bởi Sao Mai
Quy định 2022 về việc kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

Chào Luật sư, Sắp tới em và bạn trai quốc tịch Nhật Bản có dự định sẽ kết hôn và tổ chức tại Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu về thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, thì em thấy có rất nhiều văn bản điều chỉnh mà em không thể nào mà hệ thống lại được. Vì vậy, kính nhờ Luật sư tư vấn giúp em các quy định về việc đăng ký kết hôn trên ?Em xin cảm ơn Luật sư!

Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quy định 2022 về việc kết hôn với người Nhật tại Việt Nam” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Thẩm quyền đăng kí kết hôn với người Nhật(người nước ngoài) tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Vậy việc bạn kết hôn với người Nhật tại Việt Nam cụ thể hai bạn sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để làm thủ tục và thực hiện đăng kí kết hôn.

Trong đó, nơi cư trú ở đây là nơi người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020).

Trình tự đăng kí kết hôn với người Nhật (người nước ngoài) tại Việt Nam quy định như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra về điều kiện kết hôn  

Phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới xem xét chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn:

Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014

1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn

Bao gồm:

1. 01 Tờ khai đăng ký kết hôn Theo Điều 26 Thông tư 04/2020/TT-BTP.

2. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.

Lưu ý đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:

Thông thường giấy này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, và giấy này phải còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc chồng.

Nếu không cấp giấy xác nhận này thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước đó.

Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

Lưu ý: Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.

3. Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.

4. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Quy định 2022 về việc kết hôn với người Nhật tại Việt Nam
Quy định 2022 về việc kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Địa điểm: tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.

Bước 4: Giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn

Thời hạn: 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.

Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn

– Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

(Căn cứ tình hình cụ thể, trường hợp cần thiết Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước)

Bước 6: Trao Giấy chứng nhận kết hôn

Thời hạn: 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Việc trao giấy này phải có mặt cả 2 bên nam, nữ. Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến 2 bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng 2 bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.

Lưu ý:

  • Cần hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, hồ sơ: Trường hợp này được miễn với một số quốc gia mà Việt Nam có kí công ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự còn lại những nước khác đây là quy định bắt buộc đễ cho giấy tờ của nước ngoài được dùng đễ đăng kí hôn tại Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là một trong những quốc gia được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự tại Việt Nam. Các loại giấy tờ hộ tịch do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp sự theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Dịch thuật và công chứng văn bản: Các giấy tờ nước ngoài dùng để đăng kí hôn tại Việt Nam phải được dịch thuật ratiếng Việt trước khi nộp hồ sơ đây là điều kiện bắt buộc và ngược lại
  • Nơi chứng thực bản sao giấy tờ: Bạn có thễ công chứng giáy tờ tại Ủy ban nhân dân các cắp hoặc văn phòng côngchứng được hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Khi thực hiện hồ sơ giấy tờ bạn cần chú ý đến vấn đề thời hạn có hiệu lực của giấy tờ mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau. Nên khi làm thủ tục cẳn xem giấy tờ còn trong thời hạn hay không đễ đảm bảo đủ yếu tố pháp lý để thực hiện đăng kí kết hôn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định 2022 về việc kết hôn với người Nhật tại Việt Nam”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đổi tên giấy khai sinh hay thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, phí làm căn cước công dân gắn chip … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi người Pháp kết hôn với người Việt Nam tại Việt Nam thì trong quá trình làm hồ sơ người tại quốc gia đó có phải hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, hồ sơ hay không?

Trong trường hợp này nước Pháp là quốc gia được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự các giấy tờ hộ tịch, giấy tờ dân sự dùng cho việc kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp, theo Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự năm 1999 và Công hàm trao đổi giữa Cục lãnh sự và Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội năm 2011.

Pháp luật Nhật Bản quy định như thế nào về thời gian cấm tái hôn?

Pháp luật Việt Nam không quy định thời gian cấm tái hôn. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục kết hôn theo phương thức của Nhật Bản thì quy định thời gian cấm tái hôn của Bộ luật Dân sự Nhật Bản sẽ được áp dụng, và quy định phải đủ 100 ngày kể từ ngày hủy hoặc hủy hôn trước. Tuy nhiên, nếu người vợ là người Việt Nam và không đang mang thai cộng với có chứng nhận y tế của bác sĩ thì dù chưa quá 100 ngày đi chăng nữa cũng đủ điều kiện.

Sau khi kết hôn tại Việt Nam (đối với trường hợp người Việt Nam kết hôn với người Nhật tại Việt Nam) có cần thông báo kết hôn tới Nhật Bản không?

Sau khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam, bạn sẽ nộp giấy đăng ký kết hôn (khai báo) đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc văn phòng hành chính tại quận huyện tại Nhật Bản.
Những giấy tờ cần chuẩn bị đối với người Nhật
・ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (giấy chứng nhận kết hôn) và bản dịch tiếng Nhật
・ Các tài liệu xác minh danh tính (bằng lái xe hoặc hộ chiếu, v.v.)
・ Bản sao hộ khẩu (trường hợp đăng ký kết hôn ở nơi khác ngoài nơi đăng ký)
Những tài liệu cần chuẩn bị đối với người Việt Nam
・ Giấy khai sinh và bản dịch tiếng Nhật

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm