Không làm căn cước công dân có bị phạt không theo QĐ 2022?

bởi Thu Tra
Không làm căn cước công dân có bị phạt không

Những năm gần đây Bộ Công An đang tích cực khuyến khích người dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Theo Bộ Công An thẻ Căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp nhiều thông tin dữ liệu của công dân. Việc tích hợp nhiều thông tin dữ liệu không chỉ giúp việc giao dịch của người dân thuận lợi mà còn giảm bớt các giấy tờ liên quan không cần thiết. Nhưng bên cạnh đó có khá nhiều độc giả đặt câu hỏi rằng nếu không làm căn cước công dân có bị phạt không? Để hiểu thêm về vấn đề này mới các độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Quy định pháp luật về những trường hợp đổi hoạc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp

– Căn cứ theo Điều 21 và Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về những trường hợp đổi căn cước công dân như sau:

“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

  1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”

“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”

– Bên cạnh đó, luật còn quy định về những trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip được quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại chứng minh nhân dân như sau:

“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Không làm căn cước công dân có bị phạt không?

Theo những căn cứ pháp lý nêu trên, nếu bạn không vi phạm các trường hợp mà Luật căn cước công dân 2014 và Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì bạn hoàn toàn không bị phạt và bạn cũng không bị bắt buộc phải làm căn cước công dân mới. Nhưng nếu bạn vi phạm các trường hợp nêu trên thì sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Không làm căn cước công dân có bị phạt không
Không làm căn cước công dân có bị phạt không

Quy định về mức phạt vi phạm cụ thể với các trường hợp vi phạm như thế nào?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa mức vi phạm như sau:

“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Như vậy, khi so với quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng thì nay đã được thay thế bằng Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP mức phạt tiền đã được nâng lên từ 300.000 – 500.000 đồng

Theo quy định Căn cước công dân gắn chip tích hợp những giấy tờ gì?

Tại Quyết định mới nhất số 06/QĐ-TTg do Thủ tướng ban hành ngày 06/01/2022 về việc phê suyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực từ phục vụ chuyển đổi số quốc gia gia đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Thủ tướng đã đề ra mục tiêu tổng quát về việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: (1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Một trong những mục tiêu cụ thể trong năm 2022 mà Thủ tướng chính phủ giao thực hiện đó là bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID), trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Không làm căn cước công dân có bị phạt không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến căn cước công dân phải mặc áo gì, bị mất giấy khai sinh làm lại như thế nào, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Làm Căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng chưa nhận được, kiểm tra thế nào?


Để kiểm tra xem Căn cước công dân của mình đã làm xong chưa, người dân có thể trực tiếp gọi điện đến tổng đài hướng dẫn về Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an.
Hệ thống tổng đài hỗ trợ căn cước công dân và quản lý dân cư tiếp nhận, giải đáp phản ánh của người dân tại Trung ương có số điện thoại là 1900.0368.
Hệ thống tổng đài hoạt động từ 7h30 – 17h30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Khi gọi đến tổng đài, cần lưu ý:
Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 1
Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 2
Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 3
Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 4
Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5.

Lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip hết bao nhiều tiền


Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau:
Điều 4. Mức thu lệ phí
1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
2.Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
3
. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm