Kinh doanh karaoke phải nộp những loại thuế gì?

bởi MinhThu
kinh doanh karaoke phải nộp những loại thuế gì

Xin chào Luật sư, tôi có dự định mở một quán Karaoke. Kinh doanh karaoke không còn là loại hình giải trí xa lạ nên tôi và anh trai hùn vốn với nhau để mở một quán kinh doanh karaoke. Tuy nhiên vốn hiểu biết chúng tôi về kinh doanh có hạn, nên đã học hỏi kha khá từ những người kinh doanh trước đó. Nhưng vẫn mong Luật sư có thể giải đáp cho về vấn đề liên quan đến những loại loại thuế. Không biết là kinh doanh karaoke phải nộp những loại thuế gì? Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. LSX sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 54/2019/NĐ-CP

Nghị định 96/2016/NĐ-CP

Kinh doanh dịch vụ karaoke là gì?

Kinh doanh dịch vụ karaoke là là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke

Dịch vụ karaoke là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Cụ thể theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định thì kinh doanh dịch vụ karaoke gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Theo đó, người kinh doanh ngành nghề này cần phải đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2019. Người kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài đáp ứng điều kiện nêu trên thì cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:

  • Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Phòng hát phải có diện tích sử dựng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.
  • Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo động cháy nổ).

Như vậy, hình thức Hộ kinh doanh có thể kinh doanh được ngành nghề dịch vụ karaoke.

Người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Chỉ được sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
  • Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
  • Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
  • Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
  • Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
  • Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
kinh doanh karaoke phải nộp những loại thuế gì

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh karaoke

Chủ cơ sở kinh doanh karaoke cần lưu ý:

– Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.

– Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên. Nhân viên phục vụ có thể được thuê thông qua hợp đồng lao động. Và được hưởng những quyền lợi liên quan pháp luật lao động.

– Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng. Chỉ có phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng.

– Phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự.

Kinh doanh karaoke phải nộp những loại thuế gì?

Thuế môn bài

Thứ nhất, bạn sẽ phải đóng thuế môn bài theo Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.

Cụ thể nghị định này quy định như sau:

Điều 1. Từ năm 2003 thuế môn bài áp dụng như sau:

  1. Các tổ chức kinh doanh nộp thuế môn bài theo 4 mức: 3.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 1.500.000 đồng, 1.000.000 đồng.
  2. Hộ cá thể kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức: 1.000.000 đồng, 750.000 đồng, 500.000 đồng, 300.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng.

Biểu thuế môn bài quy định cụ thể tại Thông tư 96/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP

Theo quy định mức thuế môn bài đối với công ty kinh doanh karaoke cũng như những hình thức công ty khác như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Lệ phí môn bài 3.000.000/năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Lệ phí môn bài 2.000.000/năm
  • Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: Lệ phí môn bài 1.000.000/năm

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ xa xỉ, không thiết yếu

Theo quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì kinh doanh karaoke phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của tất cả các hoạt động kinh doanh trong cơ sở kinh doanh karaoke (bao gồm cả dịch vụ ăn uống, bia rượu, bán hàng hóa khác,…)

Mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh karaoke hiện tại là 30% trên tổng doanh thu

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Quy định tất cả hàng hóa dịch vụ tính thuế bán ra đều phải xuất hóa đơn. Riêng đối với hoạt động kinh doanh karaoke mức thuế giá trị gia tăng là 10%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế được tính trên lợi nhuận của doanh nghiệp (lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí hợp lý)

Hoạt động kinh doanh karaoke chịu mức thuế suất đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%

Cách tính

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Kinh doanh karaoke phải nộp những loại thuế gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới kết hôn với người nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định như thế nào về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ đi kèm dịch vụ kinh doanh Karaoke?

Tại Điểm c Khoản 5 Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 quy định về giá tính thuế:
“5. Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Giá cung ứng dịch vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau:
…c) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt động kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;
…Chính phủ quy định cụ thể Điều này”.
Tại Điểm d Khoản 7 Điều 4 Nghị định số 108/2015 NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt:
“Điều 4. Giá tính thuế
…7. Đối với dịch vụ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ bán ra.
…d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm”.
Căn cứ các quy định nêu trên thì Nghị định số 108/2015/NĐ-CP đã quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh karaoke là doanh thu của các hoạt động trong karaoke bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm. Do đó, các cơ sở kinh doanh khi thực hiện hoạt động dịch vụ cung cấp cấp đồ ăn thức uống cho khách hàng sử dụng dịch vụ karaoke tại quán thì cơ sở kinh doanh phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả hoạt động này.

Kinh doanh karaoke mùa dịch có thể bị truy cứu TNHS hay không?

Theo hướng dẫn tại điểm 1.3 Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/03/2020: “Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295”.
Cụ thể tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm