Làm thẻ căn cước công dân hết bao nhiêu tiền năm 2022?

bởi Trúc Hà
Làm thẻ căn cước công dân hiện nay hết bao nhiêu tiền?

Chào Luật sư X, Chứng minh nhân dân của tôi hiện tại vẫn còn hiệu lực nhưng tôi muốn đổi sang căn cước công dân gắn chíp. Tôi thấy mọi người trong khu phố tôi khi làm căn cước công dân thì phải đóng phí. Tôi không biết làm thẻ căn cước công dân hiện nay hết bao nhiêu tiền? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Căn cước công dân là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau: “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này“.

Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:

  • Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
  • Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
  • Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.

Đối tượng nào được cấp căn cước công dân

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rằng Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân. Theo đó, mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip.

Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rằng thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Lệ phí làm thẻ căn cước công dân là bao nhiêu?

Từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai thực hiện đề án cấp thẻ Căn cước công dân trên toàn quốc, Công an Tiền Giang là một trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang gấp rút làm thẻ Căn cước công dân gắn chip cho người dân. Mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip thực hiện theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, hiện mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip được quy định theo Thông tư 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, công dân.

Kể từ ngày 01/01/2021đến hết ngày 30/6/2021: Lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, cụ thể như sau:

  • Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip: 15.000 đồng/thẻ.
  • Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.
  • Cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip khi bị mất thẻ căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Kể từ ngày 01/7/2021 trở đi: Lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, tức là phí tương ứng với các trường hợp trên là: 30.000 đồng; 50.000 đồng và 70.000 đồng/thẻ.

Làm thẻ căn cước công dân hiện nay hết bao nhiêu tiền?
Làm thẻ căn cước công dân hiện nay hết bao nhiêu tiền?

Ai được miễn lệ phí làm căn cước công dân?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC các trường hợp làm căn cước công dân được miễn lệ phí gồm:

  • Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
  • Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
  • Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Những trường hợp không phải nộp phí khi làm căn cước công dân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC các trường hợp không phải nộp lệ phí gồm:

  • Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;
  • Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;
  • Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Làm căn cước công dân ở cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định: “Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân”.

Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

– Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

– Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Theo đó, công dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm thẻ căn cước công dân hiện nay hết bao nhiêu tiền?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới, điều chỉnh tên cha mẹ trong giấy khai sinh, có phải làm lại cccd không khi thay đổi nơi thường trú, xin cấp lại căn cước công dân bị mất…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nhà nước có thu hồi chứng minh nhân dân cũ sau khi đổi sang căn cước công dân gắn chip không?

Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA nêu rõ: Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, mọi trường hợp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang Căn cước công dân gắn chip đều sẽ bị thu hồi chứng minh nhân dân cũ.

Thẻ căn cước công dân có thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài không?

Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:
– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, thẻ Căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Do đó, thẻ căn cước công dân không có giá trị thay thế hộ chiếu khi đi đến tất cả các quốc gia trên thế giới mà chỉ được sử dụng thay thế hộ chiếu khi bạn đi tới các quốc gia mà Việt Nam có thỏa thuận sử dụng thẻ căn cước thay hộ chiếu.

Không đổi CMND sang CCCD có bị phạt không?

Nếu người dân thuộc các trường hợp phải cấp mới, cấp lại hoặc đổi CMND mà không tuân thủ quy định thì theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Các trường hợp bắt buộc phải cấp mới, cấp lại hoặc đổi CMND mà mọi người cần lưu ý để tránh bị phạt:
Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.
Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được
Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm