Luật nuôi chó ở chung cư được quy định như thế nào?

bởi Hương Giang
Luật nuôi chó ở chung cư

Hiện nay, xu hướng ở nhà chung cư đang được các cư dân tại những đô thị lớn ưa chuộng. Song với đó, nhiều người có nhu cầu muốn nuôi chó, mèo ở chung cư nơi mình sinh sống nhưng vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật hiện hành về luật nuôi chó ở chung cư. Nhiều độc giả có chung thắc mắc không biết hiện nay, pháp Luật nuôi chó ở chung cư được quy định như thế nào? Có được nuôi chó ở chung cư không? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Chung cư là gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật nhà ở 2014, Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư?

1. Gây mất an ninh, trật tự, nói tục, chửi bậy, sử dụng truyền thanh, truyền hình hoặc các thiết bị phát ra âm thanh gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

2. Phóng uế, xả rác hoặc các loại chất thải, chất độc hại không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường nhà chung cư.

3. Ném bất cứ vật gì từ cửa sổ, ban công của căn hộ.

4. Chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.

5. Đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.

6. Phơi, để quần áo và bất cứ vật dụng nào trên lan can hoặc tại phần không gian từ lan can trở lên hoặc vắt ngang cửa sổ của căn hộ.

7. Đánh bạc, hoạt động mại dâm trong nhà chung cư.

8. Kinh doanh các ngành nghề có liên quan đến vật liệu nổ, dễ cháy, gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư.

9. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy tại căn hộ và các khu vực khác trong nhà chung cư.

10. Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích, các thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.

11. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến nhà chung cư: do Hội nghị nhà chung cư quy định thêm cho phù hợp với từng nhà chung cư.

12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Luật nuôi chó ở chung cư được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014, cấm hành vi chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Quy định không rõ ràng cụ thể khiến nhiều người băn khoăn không biết liệu chó, mèo có phải là gia súc, gia cầm không.

Chó có phải là gia súc, gia cầm không?

Cụ thể, theo định nghĩa tại Luật Chăn nuôi 2018:

  1. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
  2. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
  3. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Theo định nghĩa nêu trên, nhiều người nghĩ rằng chó, mèo cũng là gia súc. Tuy nhiên, tại Phụ lục II Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi, theo Phụ lục này, danh sách gia súc, gia cầm và các loại động vật khác bao gồm như sau:

STTGia súcGia cầmĐộng vật khác
1TrâuHươu sao
2VịtChim Yến
3NgựaNganOng mật
4NgỗngChó
5CừuĐà điểuMèo
6ThỏChim cútDông
7Lợn thịtBồ câuVịt trời
8Lợn náiDế
9Lợn đực giốngBò cạp
10Tằm
11Giun quế
12Rồng đất

Như vậy, có thể thấy, chó mèo được xếp vào loại động vật khác chứ không thuộc danh mục gia súc.

Vì thế, trong văn bản số 176/BXD-QLN ngày 18/01/2021, Bộ Xây dựng trả lời Sở Xây dựng TP.HCM, đã khẳng định: Chó, mèo không thuộc danh mục gia súc, gia cầm, do đó việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định.

Luật nuôi chó ở chung cư
Luật nuôi chó ở chung cư

Có được nuôi chó ở chung cư không?

Có thể thấy, căn cứ vào các quy định trên có thể thấy thú nuôi là chó, mèo không thuộc danh mục gia súc, gia cầm. Do đó, việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định.

Tuy nhiên, tại mẫu nội quy tham khảo về quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD nghiêm cấm các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, trong văn bản 176 của Bộ Xây dựng cũng quy định trường hợp các chủ sở hữu căn hộ chung cư, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua.

Như vậy, nếu nội quy chung cư đã được thông qua và có điều khoản không cho phép cư dân nuôi chó, mèo thì các cư dân thuộc chung cư đó vẫn phải chấp hành theo đúng nội quy đã đề ra.

Cần lưu ý những gì khi nuôi chó ở chung cư?

Hiện nay, việc cấm nuôi chó và mèo tại chung cư dựa trên cơ sở pháp lý sẽ không có căn cứ. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân chủ quan khác, mà việc nuôi chó mèo tại chung cư không được cho phép, cũng như không được nhiều người dân ủng hộ.

Khi nuôi chó ở chung cư, chúng ta cần xác định rằng đó là những vật nuôi, là những thành viên nhỏ trong gia đình, luôn được quan tâm và chăm sóc một cách chu đáo, tận tình nhất. Không nuôi chó mèo vì lợi ích kinh doanh hay sản xuất. Vì nếu chúng tồn tại dưới hình thức này, sẽ bị quy thành là gia súc, và việc cấm nuôi gia súc tại chung cư đã được luật quy định rõ ràng.

Khi không thực hiện đúng theo quy định, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả tùy thức mức đã vi phạm. Nhẹ thì có thể bị cầu giải tán, nặng hơn có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại… Cần phải huấn luyện thú cứng để chúng có một lối sống nề nếp, đi vệ sinh đúng nơi, không làm ồn nơi công cộng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh.

Chi nên cho chó đi dạo ở khuôn viên của chung cư, tránh cho chúng tiếp xúc với mọi người đặc biệt là trẻ em. Nhằm hạn chế tối đá các hậu quả như phá phách, cắn người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người có tiền sử dị ứng với chó.

Nên chọn giống chó cảnh hoặc những giống chó hiền, không hung dữ. Khác với những ngôi nhà ở bên ngoài, khi nuôi chó mèo ở chung cư, chúng chỉ sống trong không gian nhỏ hẹp và gần gũi với con người. Vì vậy, cần phải lựa chọn giống chó mèo hiền để không gây nguy hiểm cho trẻ em. Ngoài ra, luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng để không gian nhà ở được bảo vệ tối ưu.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật nuôi chó ở chung cư” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu đặt cọc mua bán nhà đất viết tay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Có cấm mang chó, mèo lên xe khách không?

Theo Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008:
Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
Như vậy, việc mang động vật mang xe là không được phép. Bạn cần tìm phương án khác để vận chuyển chó, mèo của mình về quê.

Tại sao một số chung cư cấm nuôi chó, mèo?

Có thể hiểu rằng khu vực nhà chung cư bao gồm cả khu vực thuộc sở hữu riêng và khu vực thuộc sở hữu chung. Do đó, một khi đã là nơi công cộng, có nhiều người cùng sinh sống nên cần đảm bảo an toàn, trật tự chung cho mọi người. Việc nuôi gia súc, chó, mèo có thể gây ồn ào, mất trật tự và có thể gây ra sự mất an toàn cho sức khỏe, tính mạng của người khác. Hơn nữa, mặc dù pháp luật không cấm những việc nuôi chó, mèo, thú cưng là do Hội nghị nhà chung cư quyết định và đưa vào Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Có được nuôi chuột trong chung cư không?

Thú nuôi là chuột không thuộc danh mục gia súc, gia cầm. Do đó, việc nuôi chuột trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định. Mặc dù pháp luật không cấm nhưng tại mỗi nhà chung cư thì con bạn phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư liên quan đến nuôi vật nuôi (cho phép nuôi hoặc không cho phép nuôi).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm