Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới năm 2023

bởi Trần Thy
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về thanh lý những có thể hiểu việc thanh lý chính là một hoạt động nhằm chấm dứt quyền hoặc nghĩa vụ với một vấn đề nào đó. Và Biên bản thanh lý hợp đồng là một loại văn bản nhằm chấm dứt hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng của các bên trong quan hệ giao kết hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng là một biên bản thông dụng được sử dụng trong các bạn hệ giao kết hợp; đồng kinh tế, thương mại, lao động… Vậy Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng được quy định như thế nào?

Trong bài viết sau, LSX sẽ mang đến thông tin liên quan đến vấn đề này đến mọi người.

Căn cứ pháp lý

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành;
  • Theo thoả thuận của các bên;
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  • Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  • Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý;

Khi đó, hai bên phải xác định quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, quyền và nghĩa vụ còn tồn tại.

Điều kiện để thanh lý, chấm dứt hợp đồng đúng luật

Căn cứ chấm dứt hợp đồng được đưa ra đúng pháp luật:

– Các bên chấm dứt theo thỏa thuận đồng ý của các bên.

– Bên chấm dứt hợp đồng căn cứ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng để chấm dứt hợp đồng.

– Bên chấm dứt hợp đồng chấm dứt hợp đồng do hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của đối tác theo hợp đồng.

– Bên chấm dứt hợp đồng căn cứ theo đúng quy định pháp luật để chấm dứt hợp đồng.

Đã thực hiện đúng nghĩa vụ gửi thông báo chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận.

Người quyết định chấm dứt hợp đồng là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp theo quy định.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng

Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Điều 28 Pháp lệnh này quy định như sau:

Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:

1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;

2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;

3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;

4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.

Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực. Tại Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực chỉ có các quy định về chấm dứt hợp đồng.

Điều 422 quy định 07 trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
  7. Trường hợp khác do luật quy định.

Dù trong các văn bản pháp luật dân sự, thương mại không ghi nhận nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng chế định “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.

Thanh lý hợp đồng là sự xác nhận lại lần nữa việc hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết hay chưa? Khi đó hai bên có còn ràng buộc với nhau nữa hay không? Biên bản thanh lý hợp đồng giúp ngăn những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.

Theo thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù, chỉ được thanh lý hợp đồng khi hủy bỏ hoặc khi hoàn thành hợp đồng.

Chẳng hạn, Luật Xây dựng quy định, Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

  • Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
  • Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên.. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Có bắt buộc lập Biên bản thanh lý hợp đồng?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý. Ví dụ:

  • Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;
  • Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;…

Nhìn chung, pháp luật không có quy định điều chỉnh vì thế 02 bên có thể “tùy cơ ứng biến” nội dung thanh lý hợp đồng.

Ý nghĩa pháp lý của biên bản thanh lý hợp đồng ?

Thuật ngữ thanh lý hợp đồng xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, cụ thể tại Điều 28 quy định các trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế như sau:

1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;

2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;

3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;

4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.

Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực và hiện thuật ngữ thanh lý hợp đồng không còn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành nữa, cụ thể là trong Bộ luật Dân sự 2015 không còn quy định về thanh lý hợp đồng mà thay vào đó là quy định về chấm dứt hợp đồng.

Điều 422 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
  7. Trường hợp khác do luật quy định.

Nhưng trên thực tế, hiện nay việc thực hiện thanh lý hợp đồng vẫn được được các bên sử dụng phổ biến như một sự xác nhận lại việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Theo đó, về bản chất, thanh lý hợp đồng được hiểu là sau khi hai bên đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ cũng như được hưởng các quyền tương ứng thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng, với mục đích xác nhận lại một lần nữa việc hai bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mỗi bên theo nội dung hợp đồng đã giao kết và khi đó hai bên không còn ràng buộc với nhau nữa và tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Tuy nhiên có thể thấy trong một số trường hợp mặc dù các nghĩa vụ chưa được thực hiện hết như nội dung quy định trong hợp đồng nhưng hai bên vẫn có thể thanh lý hợp đồng. Đây chính là sự thể nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự là sự tự thỏa thuận của các bên.

Như vậy hai bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng, chính vì vậy việc thanh lý hợp đồng có thể xảy ra ngay cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành. Khi đó, bản chất của việc thanh lý hợp đồng có thể hiểu là sự ghi nhận lại tiến độ thực hiện hợp đồng của các bên. Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó sẽ ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên; cụ thể là mỗi bên đã thực hiện được những nghĩa vụ gì với bên có quyền, đồng thời đã được hưởng những quyền gì từ bên có nghĩa vụ; còn nghĩa vụ nào chưa được thực hiện,…biên bản thanh lý hợp đồng sẽ thể hiện những nội dụng đó. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành . Do đó, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.

Trình tự thủ tục thanh lý hợp đồng đúng luật

– Khi các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng

Khi thanh lý hợp đồng do thỏa thuận thì bởi có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng thì thủ tục thanh lý rất đơn giản. Một bên lập biên bản thanh lý hợp đồng, gửi bên kia xem xét, thỏa thuận, 02 bên đồng ý thì cùng ký tên và đóng dấu.

– Khi có bên đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng

Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần

– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác. Thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.

– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.

Hướng dẫn viết biên bản thanh lý hợp đồng

– Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

– Thanh lý hợp đồng kinh tế là thuật ngữ pháp lý được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 trước đây. Kể từ khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời thì thuật ngữ “thanh lý hợp đồng kinh tế” không còn được đề cập hay quy định đến nữa. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng cụm từ “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.

– Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
  • Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;

– Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể hoặc;

– Khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.

Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.

Thanh lý hợp đồng thường được đi kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế.

Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết giúp cho các bên nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc và quan trọng là tránh được các tranh chấp, khiếu kiện về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu giấy xác nhận tài sản trên đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp thanh lý hợp đồng

Thực hiện xong các nghĩa vụ trong hợp đồng
Chấm dứt theo thỏa thuận tự do giữa các bên
Một trong hai bên chủ thể có quyền và có nghĩa vụ của hợp đồng đồng chết hoặc chấm dứt (đối với pháp nhân) mà không có sự kế thừa quyền và nghĩa vụ hoặc đối với các giao dịch dân sự không thể kế thừa.
Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng không còn nên các bên không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
Trường hợp khác do luật quy định.

Cần làm gì để thanh lý hợp đồng?

Các bên sẽ soạn thảo dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý này.
Riêng trường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các điều khoản tại hợp đồng trước đó. Theo đó, có hai trường hợp sau đây:
Hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng: Căn cứ vào thỏa thuận này để bên đơn phương chấm dứt hợp đồng soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lưu ý, thời gian thông báo cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối tác một khoảng thời gian nhất định.
Hai bên không có thỏa thuận về thanh lý trong hợp đồng: Khi có nhu cầu, bên đơn phương thanh lý hợp đồng phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và nhận được sự đồng ý của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm