Trình tự thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn như thế nào?

bởi Hương Giang
Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn

Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ khá phổ biến hiện nay. Thông thường, khi hết thời hạn hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thủ tục thanh lý để chấm dứt hiệu lực hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bên vẫn có thể thanh lý hợp đồng trước thời hạn theo thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định của pháp luật hiện nay, trình tự Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn thực hiện như thế nào? Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn không? Cần lưu ý những gì khi soạn thảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là thanh lý hợp đồng?

Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự 2015 không có định nghĩa cụ thể về thanh lý hợp đồng mà thuật ngữ thanh lý hợp đồng chỉ được đề cập đến tại Luật Thương mại về đảm bảo thực hiện hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của bên đặt gia công:

  • Bên đặt gia công sau khi thanh lý hợp đồng được nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê/cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu trừ khi hai bên có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 181 Luật Thương mại).
  • Bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 231 Luật Thương mại).

Tuy nhiên, trước đây, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (hiện đã hết hiệu lực) dành hẳn Chương III để đề cập đến việc thực hiện, thay đổi, đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế. Điều 28 Pháp lệnh này nêu rõ các trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế gồm:

  • Thực hiện xong hợp đồng kinh tế.
  • Hết hạn hợp đồng kinh tế và các bên không thỏa thuận kéo dài thỏa thuận này.
  • Đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng kinh tế.
  • Không tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế…

Mặc dù trong quy định của pháp luật không đề cập nhiều đến thanh lý hợp đồng nhưng đây là thuật ngữ được rất nhiều bên sử dụng khi giao kết hợp đồng kinh tế, thương mại, lao động…

Trong đó, các bên thường sử dụng “thanh lý hợp đồng” để xác định mức độ thực hiện hợp đồng cũng như các nội dung, nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp các bên đã thực hiện thực tế so với thỏa thuận.

Thanh lý hợp đồng cũng là một trong những văn bản thể hiện tiến độ thực hiện hợp đồng của hai bên, qua đó xác định lại quyền, nghĩa vụ còn lại của các bên. Đặc biệt, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có.

Điều kiện để được thanh lý hợp đồng trước thời hạn là gì?

Như phân tích ở trên, có thể hiểu thanh lý hợp đồng xảy ra khi các bên chấm dứt hoặc hoàn thành hợp đồng hoặc theo thỏa thuận của các bên. Tuy tại Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể thanh lý hợp đồng nhưng có đề cập đến chấm dứt hợp đồng.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng được nêu tại Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

  • Hoàn thành hợp đồng.
  • Theo các bên thỏa thuận.
  • Cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại mà yêu cầu hợp đồng phải do những người/tổ chức này thực hiện.
  • Hủy bỏ, đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Không thể thực hiện hợp đồng do đối tượng không còn.
  • Khi hoàn cảnh cơ bản thay đổi vì nguyên nhân khách quan, các bên không thể lường được sự thay đổi hoàn cảnh…
  • Trường hợp khác.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp này, các bên sẽ chấm dứt hợp đồng và có thể thỏa thuận thanh lý hợp đồng trước thời hạn.

Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn như thế nào?

Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn được phân chia làm 02 trường hợp như sau:

Trường hợp các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Từ những phân tích ở trên có thể thấy, thanh lý hợp đồng không phải quy định bắt buộc. Nếu các bên có thỏa thuận thì thực hiện thanh lý hợp đồng trước thời hạn theo thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp này, các bên sẽ soạn thảo dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.

Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý này.

Trường hợp đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo ý chí của một bên

Riêng trường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng trước thời hạn, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các điều khoản tại hợp đồng trước đó. Theo đó, có hai trường hợp sau đây:

– Hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng: Căn cứ vào thỏa thuận này để bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lưu ý, thời gian thông báo cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối tác một khoảng thời gian nhất định.

– Hai bên không có thỏa thuận về thanh lý trong hợp đồng: Khi có nhu cầu, bên đơn phương thanh lý hợp đồng trước thời hạn phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và nhận được sự đồng ý của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại…

Có bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn không?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

– Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;

– Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;…

Nhìn chung, pháp luật không có quy định điều chỉnh vì thế 02 bên có thể “tùy cơ ứng biến” nội dung thanh lý hợp đồng.

Tải về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn

Bạn có thể tham khảo và Tải về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn tại đây:

Cần lưu ý những gì khi soạn thảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn?

Khi thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng thì các bên soạn thảo hợp đồng cần chú ý những nội dung sau:

Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn
Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn
  • Khi thanh lý hợp đồng cần dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng và các điều khoản để làm căn cứ thanh lý hợp đồng chính đã giao kết bởi biên bản thanh lý hợp đồng thường không bao giờ đi một mình mà nó được lập trên cơ sở một hợp đồng khác. Những căn cứ này rất quan trọng trong việc xác định vì sao hợp đồng lại chấm dứt. Việc thanh lý cần phải có sự đồng nhất các điều khoản áp dụng từ hợp đồng chính để đối chiếu điều khoản sang hợp đồng thanh lý.
  • Nội dung biên bản cần ghi rõ thông tin cá nhân các bên, quy trình thực hiện xong nghĩa vụ như thế nào về công việc, thanh toán của các bên và dựa vào đó 2 bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
  • Trong hợp đồng thanh lý cần nêu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo hành của bên cung cấp dịch vụ sẽ vẫn còn hiệu lực sau khi 2 bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng và hiệu lực này phải kéo dài cho đến thời gian mà các bên thỏa thuận trước đó.

Với trường hợp các bên chấm dứt hợp đồng do phương tự chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết như bồi thường giá trị hợp đồng, thời hạn thực hiện trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.

Khi các bên thực hiện thanh lý Hợp Đồng thì biên bản thanh lý này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên sẽ không còn bất kỳ quyền hạn, trách nhiệm gì liên quan đến hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bảo hộ thương hiệu Tp Hồ Chí Minh… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng là để làm gì?

Thông thường việc thanh lý hợp đồng được thể hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên.. Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.Vì thế, thông thường việc thanh lý hợp đồng chỉ thực hiện khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với bên còn lại, nhưng trong một số trường hợp để đảm bảo cho những nghĩa vụ đã thực hiện trong khi còn một số nghĩa vụ chưa thực hiện thì hai bên vẫn có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và ghi rõ nội dung những nghĩa vụ chưa thực hiện để tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đó.

Thay đổi người đại diện thì có phải thanh lý hợp đồng mua bán không?

Căn cứ Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Khi giao kết hợp đồng mua bán với công ty thì chủ thể kinh doanh trong quan hệ mua bán này là giữa phía bạn với công ty (với pháp nhân) chứ không phải với cá nhân là người đại diện cũ của công ty. Người đại diện có nghĩa vụ đối với những phát sinh từ giao dịch của công ty.
Như vậy, khi thay đổi người đại diện thì vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng như bình thường mà không phải thanh lý hợp đồng mua bán này.

Cần làm gì để thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đơn phương thanh lý?

Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác. Thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm