Mẫu đơn kiện đòi lại đất chuẩn quy định 2023

bởi Bảo Nhi
Mẫu đơn kiện đòi lại đất chuẩn quy định 2023

Hiện nay, với tính chất đặc biệt của đất đai mà việc sử dụng, khai thác, mua bán đất cũng trở nên khó khăn bởi những thủ tục chặt chẽ, khắt khe từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho việc sử dụng được rõ ràng. Bên cạnh đó, đã xảy ra những vụ việc tranh chấp liên quan đến đất cũng đang trở thành chủ đề nóng với mức độ tranh chấp khá là gay gắt bởi đất luôn là tài sản có giá trị lớn. Chính vì vậy mà hiện nay, một trong những lĩnh vực đất đai mà tòa án đảm nhận có liên quan đến đất đai bởi số lượng đơn kiện đòi lại đất khá lớn. Vậy khi cần đòi lại đất hải viết mẫu đơn như thế nào mới đúng chuẩn với quy định pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn kiện đòi lại đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất được hiểu như thế nào?

Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất đai được hiểu là văn bản trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn gửi tới tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho đương sự. 

Một Mẫu đơn khởi kiện đòi lại đất đúng chuẩn phải đảm bảo được các nội dung như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện đòi lại đất
  • Tên tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú và làm việc của người bị khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú của người có quyền, nghĩa vụ liên quan

Mẫu đơn kiện đòi lại đất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [28.00 KB]

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện đơn kiện đòi lại đất

Mẫu đơn kiện đòi lại đất chuẩn quy định 2023
Mẫu đơn kiện đòi lại đất chuẩn quy định 2023

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại đất

Thời hiệu khởi kiện đối được áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu của một bên yêu cầu tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Nơi nộp đơn khởi kiện đòi lại đất

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận; giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là Toà án. Tuy nhiên, nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai ở Toà án nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư X để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi. 

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn kiện đòi lại đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Hòa giải cơ sở đất đai được tiến hành ở đâu?

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai?

Điều 136 Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải quyết về tranh chấp đất đai như sau:
– Tiến hành hòa giải cơ sở: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm