Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật

bởi Hoàng Yến
Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật

Trong thực tế, không ít trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh là quốc tịch Việt Nam. Khi đó, họ cần thực hiện ngay tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận quốc tịch Việt Nam. Vậy làm sao để soạn mẫu giấy đó, hãy cùng Luật sư X theo dõi ngay bài viết dưới đây để thực hiện đúng mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cũng như hiểu rõ về trình tự, hồ sơ theo luật định.

Căn cứ pháp lý

Quốc tịch là gì? 

Quốc tịch có thể được hiểu là mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.

Tại Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân Việt Nam.

Điều kiện có quốc tịch Việt Nam

Theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

(1) Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

(1.1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

(1.2) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

(1.3) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

(1.4) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

(1.5) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

(2) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại (1.3), (1.4) và (1.5) mục này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

(2.1) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

(2.2) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

(2.3) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(3) Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại (2) mục này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

(4) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

(5) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, một trong các giấy tờ sau có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:

– Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

– Giấy chứng minh nhân dân;

– Hộ chiếu Việt Nam;

– Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật

Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật

Hồ sơ, thủ tục xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam như sau:

Hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau:

– Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam tại mục 2 nêu trên hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó;

– Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam nêu trên, người yêu cầu phải lập bản khai lý lịch, kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 16/2020/NĐ-CP để làm cơ sở xác minh quốc tịch Việt Nam.

Trình tự kiểm tra, xác minh, tra cứu quốc tịch Việt Nam

Trình tự kiểm tra, xác minh, tra cứu quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

– Nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. 

+ Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan đã cấp giấy tờ đó tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.

– Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời. 

+ Nếu nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp thì Cơ quan đại diện có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao, cơ quan nhận được yêu cầu tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao. 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện;

(2) Đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam, trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. 

Đồng thời, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh về nhân thân của người có yêu cầu; trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.

– Nếu hồ sơ nộp tại Cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện chủ động tra cứu hoặc có văn bản kèm theo bản chụp các giấy tờ, thông tin do người yêu cầu cung cấp gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh về nhân thân của người có yêu cầu. 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao; đối với việc xác minh và trả lời kết quả xác minh về nhân thân của Bộ Công an thì thời hạn là 45 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện.

Thời hạn cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh theo quy định tại mục 3.2 nêu trên, nếu có đủ căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.

Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú ở nước ngoài vào thời điểm nộp hồ sơ.

Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [37.00 KB]

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thừa kế đất đai, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Đi du học thì có bị mất quốc tịch Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch, không còn quốc tịch Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau:
“1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Cụ thể, trường hợp những người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam, nhưng trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1/7/2009, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 13 Luật quốc tịch 2008).
4. Trường hợp trẻ em chưa đủ 15 tuổi tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ là người có quốc tịch nước ngoài và trường hợp con chưa thành niên khi cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên quy định về việc người không có quốc tịch Việt Nam”.
Điều 21 Nghị định 78/2009/NĐCP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam quy định: “Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam”. 

Có vợ là người Việt thì có bắt buộc phải biết Tiếng Việt khi xin nhập quốc tịch Việt Nam?

Căn cứ Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

Được trở lại quốc tịch Việt Nam khi nào?

Theo Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau:
“Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm