Nghị định về trợ cấp ưu đãi người có công như thế nào?

bởi Gia Vượng
Nghị định về trợ cấp ưu đãi người có công hiện hành quy định nội dung gì?

Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh, bên cạnh những chính sách để phát triển đất nước mà Nhà nước ban hành thì song song với sự phát triển kinh tế đó, Nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến công tác đảm bảo đời sống cho đối tượng là người có công với cách mạng. Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Chi tiết Nghị định về trợ cấp ưu đãi người có công hiện hành quy định nội dung gì? Hãy cùng LSX tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:75/2021/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Phạm Minh Chính
Ngày ban hành:24/07/2021Ngày hiệu lực:15/09/2021
Ngày công báo:02/08/2021Số công báo:Từ số 687 đến số 688
Tình trạng:Còn hiệu lực

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của văn bản

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về Ưu đãi người có công với cách mạng.

Các chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng

Chính phủ ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Theo đó, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm:

– Bảo hiểm y tế;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

– Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;

– Hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;

– Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ;

– Hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ;

– Hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ;

– Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;

– Các chế độ ưu đãi khác như:

+ Trợ cấp mai táng

+ Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ;

+ Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên…

Nghị định về trợ cấp ưu đãi người có công hiện hành quy định nội dung gì?

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi là bao nhiêu?

Điều 3. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi

1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).

2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh.

Các chế độ ưu đãi khác đối với người có công với cách mạng như thế nào?

Các chế độ ưu đãi khác

1. Trợ cấp mai táng: mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng.

2. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ: 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm.

3. Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: Mức chi 200.000 đồng/01 người/01 ngày; số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày 27 tháng 7 và ngày 22 tháng 12 hằng năm.

4. Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho đối tượng:

a) Hỗ trợ chăm sóc y tế, phục hồi sức khỏe tại cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/01 người/01 năm;

b) Hỗ trợ điều trị tại cơ sở y tế để thanh toán chi phí điều trị, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và các chi phí khác liên quan không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế.

5. Hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác. Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/01 đối tượng/năm.

6. Hỗ trợ phục vụ công tác điều dưỡng, đón tiếp người có công tại các cơ sở điều dưỡng, đón tiếp để đảm bảo các khoản chi phí như quy định tại khoản 5 Điều này được thanh toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng, đón tiếp thực tế. Mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/01 người/01 lượt điều dưỡng, đón tiếp. Trường hợp các địa phương chưa có cơ sở điều dưỡng thì cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội được phép sử dụng kinh phí này để thuê các cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn của khách sạn từ 3 sao trở lên) thực hiện điều dưỡng tập trung.

7. Người có công đang nuôi dưỡng tại cơ sở về thăm gia đình mà tự túc phương tiện đi lại thì được hỗ trợ theo mức quy định tại Điều 9 Nghị định này theo khoảng cách từ cơ sở nuôi dưỡng đến gia đình người có công; hỗ trợ tối đa 01 lần/01 năm.

8. Người làm việc tại cơ sở nuôi dưỡng đi phục vụ người có công điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giám định thương tật và về thăm gia đình được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành.

9. Hỗ trợ đón tiếp thân nhân của người có công với cách mạng đến thăm người có công với cách mạng đang nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng (Hỗ trợ tối đa: 03 người/01 đối tượng/01 lần, 02 lần/01 năm, 03 ngày/01 lần): Thực hiện theo mức chi tiếp khách trong nước hiện hành và đảm bảo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.

10. Hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng:

a) Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng do địa phương quản lý, hỗ trợ tối đa 70% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không vượt quá 15 tỷ đồng/công trình;

b) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ tối đa 15 triệu đồng/01 đối tượng/năm và không quá 1,5 tỷ đồng/năm đối với cơ sở nuôi dưỡng; tối đa 25 triệu đồng/giường điều dưỡng/năm và không quá 2,5 tỷ đồng đối với cơ sở điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng.

11. Chế độ tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng người có công, người có công và gia đình người có công:

a) Quà tặng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

b) Quà tặng của Lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

12. Đón tiếp đoàn đại biểu người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức đến thăm cơ quan trung ương:

a) Tổ chức đón tiếp: Mức chi 150.000 đồng/người (kể cả cán bộ đi phục vụ đoàn và cán bộ đón tiếp) để đảm bảo các nội dung chụp ảnh lưu niệm, nước uống, trái cây, hoa tươi và các chi phí khác;

b) Quà tặng đối với người có công với cách mạng và thân nhân: Mức chi 500.000 đồng/người;

c) Trường hợp mời cơm thân mật đoàn đại biểu người có công: thực hiện theo quy định về chi tiếp khách trong nước hiện hành.

Tải xuống Nghị định về trợ cấp ưu đãi người có công hiện hành

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [381.00 KB]

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghị định về trợ cấp ưu đãi người có công hiện hành quy định nội dung gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu đơn xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng?

Điều 8 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng nghiêm cấm các hành vi sau: Khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng; vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật.

Thời điểm hưởng ưu đãi của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 là như thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 còn sống được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng ban hành quyết định công nhận.
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở LĐTBXH ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.

Người có công với cách mạng là những ai?

Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, theo đó Người có công với cách mạng gồm:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng.
Việc xác định người có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng đã được Nhà nước xác định thông qua hình thức như tặng kỷ niệm chương hay bằng có công với Nhà nước đối với cá nhân.
Một đối tượng khác thường gặp và hay được Nhà nước có những chính sách xã hội và Xã hội các ban ngành đoàn thể dành sự quan tâm vô cùng đặc biệt đó chính là những Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm