Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

bởi Hương Giang
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

An toàn vệ sinh lao động là một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Nhằm quản lý các cá nhân, tổ chức liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động, nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn. Nhiều độc giả băn khoăn không biết Tình trạng pháp lý của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như thế nào? Nội dung nổi bật trong Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 gồm những nội dung gì? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.

Tình trạng pháp lý

Trong quá trình sử dụng người lao động, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo các quyền lợi cơ bản cho người lao động, trong đó nổi bật là vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Nhà nước ta đã ban hành Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 để điều chỉnh vấn đề này. Cụ thể, tình trạng pháp lý của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

Ngày 25/06/2015, Quốc hội ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 gồm 93 Điều trong 7 Chương.

Đến tháng 08/2023, chưa có văn bản nào ban hành nhằm thay thế Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Vì thế trong năm 2023, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 vẫn có hiệu lực và được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.

Số hiệu:84/2015/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:25/06/2015Ngày hiệu lực:01/07/2016
Ngày công báo:29/07/2015Số công báo:Từ số 871 đến số 872
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật trong Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

Khi làm việc tại các cơ quan tổ chức, người lao động sẽ được đảm bảo về sức khỏe, môi trường làm việc, các quy định đảm bảo an toàn khi lao động,… Những nội dung này trên thực tiễn có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động nói chung và được đề cập tại văn bản Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Cụ thể, các nội dung nổi bật trong Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 gồm:

1. Các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động

Luật an toàn lao động năm 2015 quy định việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

+ Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi ít nhất 06 tháng một lần nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu.

Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

+ Khi khám sức khỏe, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

+ Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do NSDLĐ chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015  được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

2. Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật an toàn lao động năm 2015

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động.

+ Về thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, Luật vệ sinh an toàn lao động quy định như sau:

Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí bảo hiểm y tế không chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu kết luận suy giảm dưới 5%.

Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động theo Luật vệ sinh an toàn lao động;

Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015  với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

+ Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa.

+ Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

+ Theo Luật vệ sinh an toàn lao động, NSDLĐ sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe đối với người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

+ Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật lao động.

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 còn quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

Tải xuống Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 chuẩn quy định

Các loại nghề nghiệp hiện nay rất đa dạng. Các công việc này đa dạng từ ngành nghề, môi trường làm việc, các tác nhân gây nguy hại trong quá trình làm việc,… tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng lao động của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng,… của người lao động theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 miễn phí tại đây:

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đềLuật an toàn, vệ sinh lao động 2015 đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là gì?

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gồm:
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc được quy định thế nào?

Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:
1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
3. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm