Mẫu hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ năm 2023

bởi Trần Thy
Mẫu hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ

Mời thầu là một bưới quan trong được quy định trong luật đấu thầu tại Việt Nam cũng như của đấu thầu thế giới nói chung. Trong đó là việc nhà đầu tư sẽ mời và lựa chọn ra nhà thầu qua việc đánh giá những hồ sơ dự thầu được mời. Trong đó với phương thức mời thầu một giai đoạn một túi hồ sơ được coi là phương thức nhà đầu tư xem xét được được tính cạnh tranh giữa những nhà thầu được mời rõ nhất vì được công khai giá dự thầu của các nhà thầu ngay tại buổi mở thầu. Vậy Mẫu hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ bao gồm những nội dung gì?

LSX sẽ mang đến những thông tin liên quan vấn đề đến mọi người trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hồ sơ mời thầu?

Theo khoản 29 và khoản 30 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu như sau:

– Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

– Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Mẫu hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ
Mẫu hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là gì?

– Phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ là phương thức đấu thầu được áp dụng đối với những gói thầu mua sắm tài sản nhà nước theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ, gói thầu chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp.

– Chuẩn bị đấu thầu cho một gói thầu được tiến hành sau khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án được phê duyệt hoặc sau khi những gói thầu có liên quan đã được thực hiện xong Các công việc của giai đoạn này bao gồm: chuẩn bị nhân sự cho việc tổ chức đấu thầu xác định danh sách ngắn xây dựng HSMT… Sau khi kết thúc bước này, bên mời thầu phải đạt được các mục tiêu sau: hình thành được tổ chuyên gia có đủ năng lực và điều kiện để tổ chức đấu thầu xác định những nhà thầu được tham gia đấu thầu (trong trường hợp cần thiết, hoàn thiện HSMT và sẵn sàng cho việc phát hành HSMT)

= Công tác chuẩn bị nhân sự trong quá trình đấu thầu là việc chủ đầu tư lựa chọn bên mời thầu bên mời thầu lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ năng lực, điều kiện đề trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức đấu thầu Theo quy định luật đấu thầu bên mời thầu được hiểu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn mà chủ đầu tư sẽ giao cho một cơ quan, tổ chức làm bên mời thầu cho gói thầu của mình

– Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được giao làm bên mời thầu là chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu đánh giá HSDT, HSĐX, thành lập tổ chuyên gia, trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kết quả lựa chọn danh sách ngăn thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật Thông thường, chủ đầu tư sẽ lựa chọn bên mời thầu là một bộ phận chuyên trách làm công tác đấu thầu sẵn có trong cơ cấu tổ chức của chủ đầu tư hoặc các cơ quan tổ chức thuộc sự quản lý của chủ đầu tư, hoặc lựa chọn bên mời thầu là tổ chức tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp, hoặc bên mời thầu được hình thành từ các cá nhân có đủ điều kiện năng lực của chủ đầu tư Tư ng một số trường hợp nhất định chủ đầu tư có thể đồng thời là bên mời thầu Sau khi đã hình thành bên mời thầu công tác chuẩn bị nhân sự mà bên mời thầu cần thực hiện à lựa chọn cá nhân có đủ điều kiện kinh nghiệm để thành lập tổ chuyên gia cho gói thầu cần tổ chức đấu thầu Tổ chuyên gia trong quá trình tổ chức đấu thầu bao gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu thành lập đề thực hiện nhiệm vụ đánh giá HSDT, HSĐX và các công việc khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu

– Đối với những gói thầu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp hoặc có quy mô lớn thì cần thiết áp dụng việc sơ tuyển nhà thầu Sơ tuyển nhà thầu là việc lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực để tham ga đấu thầu Việc sơ tuyển nhà thầu được áp dụng đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Đối với các hình thức đầu thầu khác, việc sơ tuyên không được thực hiện Quy trình tổ chức sơ tuyển nhà thầu bao gồm: chuẩn bị hồ sơ mời sơ tuyền thông báo mời sơ tuyển phát hành h mời sơ tuyển nhận hồ sơ dự sơ tuyến của các nhà thầu đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, thông báo kết quả sơ tuyển Kết thúc việc sơ tuyển nhà thầu bên mời thầu sẽ lựa chọn được những nhà thầu có năng lực đáp ứng yêu cầu của gói thầu để tiến hành tổ chức đấu thầu ở các bước tiếp theo.

– Đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, bên mời thầu xác định, lập danh sách ngắn các nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu và có mong muốn tham gia đấu thầu Số lượng các nhà thầu trong danh sách ngắn tối thiểu là ba nhà thầu Đối với những gói thầu có yêu cầu phức tạp về kỹ thuật hoặc có giá trị lớn để xác định xem nhà thầu có đủ năng lực thực hiện vào danh sách ngắn hay không bên mời thầu cần thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về nhà thầu để tổng hợp và lựa chọn khác với hình thức sơ tuyển việc xác định nhà thầu đưa vào danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế chủ yếu dựa vào nhận định chủ quan của bên mời thầu thông qua việc thu thập, nắm bắt thông tin của nhà thầu mà không dựa trên kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển như đối với hình thức sơ tuyển Sau khi danh sách ngăn được phê duyệt, để đảm tính công khai, minh bạch của công tác đấu thầu bên mời thầu cần đăng tải công khai danh sách ngăn trước khi phát hành HSMT.

– Ở bước chuẩn bị đấu thầu công việc quan trọng nhất là chuẩn bị HSMT. HSMT là tài liệu chứa đựng tất cả những thông tin liên quan đến gói thầu mỗi HSMT chỉ được sử dụng cho một gói thầu HSMT đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình tổ chức đấu thầu Bên mời thầu phải xây dựng được HSMT đảm bảo chất lượng tuân thủ quy định của pháp luật thì mới lựa chọn được nhà thầu có đi năng lực để thực hiện gói thầu Trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu bên mời thầu tập trung nghiên cứu xây dựng HSMT một cách chính xác, cẩn thận HSMT sau khi được lập sẽ cần phải được thẩm định bởi tổ thẩm định trước khi được phê duyệt và phát hành cho các nhà thầu

– Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Sau khi đạt được những mục tiêu của bước chuẩn bị đấu thầu bên mời thầu thầu thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu Đề tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu bên mời thầu tiến hành làm các công việc thông báo mời thầu phát hành HSMT, tiếp nhận HSDT của các nhà thầu đóng thầu tổ chức mở thầu đánh giá HSDT, làm rõ HSDT, thương thảo với nhà thầu được lựa chọn và cuối cùng là phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Kết quả cần đạt được của bước này là bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất để chuẩn bị ký kết hợp đồng.

– Kết thúc giai đoạn chuẩn bị đấu thầu bên mời thầu phải tiến hành thông báo mời thầu rộng rãi đến các nhà thầu để họ biết và tham gia Thông báo mời thầu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà thầu bởi đây là nguồn thông tin chính thống công khai đề nhà thầu quyết đình có tham gia đấu thầu hay không. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các phương tiện thông tin đại chúng để nhà thầu dễ dàng tiếp cận Riêng đối với hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn hình thức chỉ định thầu thông báo mời thầu không cần đăng tải công khai mà được gửi trực tiếp cho nhà thầu được lựa chọn nội dung của thông báo mời thầu bao gồm: tên của gói thầu thuộc dự án dự toán mua sắm, tên chủ đầu tư bên mời thầu, gá gói thầu, thời gian, địa điểm và gá phát hành HSMT, giá trị và thời gan bảo đảm dự thầu và các thông tin cần thiết khác.

– Việc phát hành HSMT được thực hiện sau khi bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu Thời gian phát hành HSMT theo quy định của pháp luật, đảm bảo đi thời gian để nhà thầu nhận được HSMT. Trong quá trình phát hành HSMT, nếu phát hiện HSMT có những nội dung cần làm rõ, nhà thầu có thể gửi yêu cầu làm rõ HSMT bằng văn bản đến bên mời thầu để được xem xét, giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể tổ chức hội nghị tiến đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu chưa rõ. Trường hợp sau khi phát hành HSMT có những nội dung cần sửa đổi, làm rõ, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi HSMT đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận HSMT.

– Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, sau khi mở đề xuất về kỹ thuật, bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá theo phương pháp đánh gá được quy định trong HSMT Nhà thầu nào không đáp ứng các yêu cầu nêu trên HSMT sẽ bị bên mời thầu loại và trả lại đề xuất tài chính còn nguyên niêm phong cho các nhà thầu này. Tiếp đó, bên mời thầu thực hiện mở thầu lần thứ hai để mở đề xuất về tài chính của các nhà thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật. Việc đánh gá về tài chính cũng được tiến hành theo phương pháp được quy định trong HSMT.

– Bước 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi đã có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bên mời thầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng ở giai đoạn này, nhà thầu phải thực hiện công việc bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực. Việc lựa chọn nhà thầu được coi là thành công khi hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có hiệu lực pháp luật Các bước trong quy trình đấu thầu đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau kết quả của công việc này là cơ sở, tiền đề của công việc tiếp theo. Bất kỳ tình huống nào xảy ra ở giai đoạn trước đều có thể ảnh hưởng tác động đến gai đoạn sau đó, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu đó. Do vậy, trong quy trình đấu thầu mỗi một công việc đều cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng đúng pháp luật, có sự kiểm tra, giám sát của các bên có liên quan và của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

Việc hoàn thiện hợp đồng là công việc bắt buộc đối với tất cả các gói thầu Nhà thầu được lựa chọn để ký kết hợp đồng là nhà thầu có HSDT hợp lệ, có đủ năng lực và kinh nghiệm để triển khai thực hiện gói thầu có giải pháp thực hiện gói thầu khả thi và có giá dự thầu cạnh tranh nhất. Bản chất của hợp đồng được ký kết thông qua đấu thầu là loại hợp đồng dân sự Do đó, việc hoàn thiện hợp đồng là bước thoả thuận giữa các bên về những nội dung chi tiết, cụ thể của hợp đồng mà HSMT, HSDT chưa thể hiện rõ. Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng không được trái với nội dungHSMT và HSDT..

Sau khi đạt được thoả thuận với nhà thầu thông qua việc hoàn thiện hợp động bên mời thầu thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu công khai theo quy định của pháp luật với những thông tin chính bao gồm: tên nhà thầu trúng thầu giá trung thầu loại hợp đồng thời gian thực hiện hợp đồng và những thông tin cần thiết khác.

Việc công khai kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi ký hợp đồng đóng vai trò quan trọng. Cộng đồng hoặc các nhà thầu khác tham gia đấu thầu có thể cung cấp thêm thông tin về nhà thầu trúng thầu cho bên mời thầu chủ đầu tư để xem xét lại.

Quy trình đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ

1, Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

Lập hồ sơ mời thầu;
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

2, Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

Mời thầu;
Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
Mở thầu (việc mở thầu được tiến hành 01 lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

3, Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
Xếp hạng nhà thầu.

4, Thương thảo hợp đồng:

Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
c) Hồ sơ mời thầu.

5, Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu; Trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên nhà thầu trúng thầu;
b) Giá trúng thầu;
c) Loại hợp đồng;
d) Thời gian thực hiện hợp đồng;
đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).

  1. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Mẫu hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ

Lập hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ như thế nào?

Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;

c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);

d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.

Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

  • Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
  • Không sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà t12 hầu một giai đoạn một túi hồ sơ.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp; Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp được quy định lần lượt tại khoản 3, 4, 5 Điều Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa.

Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế.

Quy định về sử dụng lao động:

a) Đối với đấu thầu quốc tế, khi lập hồ sơ mời thầu phải quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị trí công việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu. Nhà thầu không tuân thủ quy định về việc sử dụng lao động khi thực hiện hợp đồng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 của Nghị định này;

b) Đối với những gói thầu cần sử dụng nhiều lao động phổ thông, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu đề xuất phương án sử dụng lao động địa phương nơi triển khai thực hiện dự án, gói thầu;

c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ quy định tại Điểm a Khoản này trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng;

d) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về sử dụng lao động quy định tại Điểm a Khoản này sẽ bị loại.

Ưu điểm và hạn chế việc mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ

  • Ưu điểm:

– Mở thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là việc bên mời thầu thông báo công khai những thông tin cơ bản trong HSDT của các nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá HSDT. Mở thầu là một sự kiện quan trọng trong quá trình tổ chức đấu thầu được tổ chức công khai với sự tham gia của các nhà thầu đại diện chủ đầu tư bên mời thầu Việc mở thầu được tiến hành trong thời gian một gở, tính từ thời điểm đóng thầu Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nha thầu Những thông tin cơ bản của HSDT được đọc rõ, công khai tại thời điểm mở thầu và được đưa vào biên bản mở thầu Biên bản mở thầu được kỷ xác nhận bởi đại của bên mời thầu nhà thầu và được gì cho các nhà thầu tham dự.

– Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có ưu điểm là bên mời thầu được công khai giá dự thầu của các nhà thầu ngay tại buổi mở thầu. Chính nhờ vào sự kiện này mà bên mời thầu có thể đánh giá được mức độ cạnh tranh của các nhà thầu tham gia.

  • Hạn chế:

– Thời gian chuẩn bị HSDT phụ thuộc vào mức độ phức tạp của gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu Các gói thầu có yêu cầu về kỹ thuật phức tạp sẽ có thời gan chuẩn bị HSDT dài hơn những gói thầu khác. Thời điểm cuối cùng mà thầu được phép nộp HSDT là trước thời điểm đóng thầu Những HSDT được nộp sau thời điểm đóng thầu được coi là không hợp lệ và không được xem xét, đánh giá. Sau khi nhà thầu nộp HSDT mà trước thời điểm đóng thầu nhà thầu vẫn có thể rút lại HSDT hoặc bổ sung điều chỉnh HSDT Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận HSDT và bảo quản an toàn, nguyên vẹn các HSDT cho đến thời điểm mở thầu

– Đánh giá HSDT là công việc phức tạp và chiếm nhiều thời gian nhất trong quy trình tổ chức đấu thầu Phương pháp đánh giá HSDT do bên mời thầu lựa chọn và quy định trong HSMT phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của gói thầu Trường hợp không có nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu của HSMT, cuộc đấu thầu có thể bị hủy. Khi đó, bên mời thầu phải xem xét lại toàn bộ nội dung HSMT và quá trình đánh giá HSDT để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục khi tổ chức thực hiện lại việc lựa chọn nhà thầu

– Bên cạnh đó, việc công khai giá dự thầu trước khi đánh giá hồ sơ dự thầu là một trong những hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người đánh giá hồ sơ dự thầu.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ“.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như đổi tên đệm Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Khi đăng tải thông báo mời thầu phải đính kèm các tài liệu gì?

Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả quy định như sau:
Điều 13. Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng
2.Đối với lựa chọn nhà thầu, trong quá trình đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, bên mời thầu phải đính kèm các tài liệu sau đây:
a) Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá;
b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, yêu cầu báo giá được phê duyệt.

Các loại chi phí khi đấu thầu

Quy định về quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ được hướng dẫn bởi Thông tư 190/2015/TT-BTC.
Theo Điều 4 Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định về chi phí trong quá trình lựa chọn như sau:
“Điều 4. Chi phí trong quá trình lựa chọn
Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển.
Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm