Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình năm 2023

bởi Minh Trang
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình

Hiện nay, gia đình tôi đang sống ở căn nhà trên thành phố lớn. Tuy nhiên, ba tôi lại là một người rượu chè cờ bạc, nờ nần chồng chất. Vì ba tôi đã nợ bên giang hồ quá nhiều tiền và người ta đã đến tận nhà doạ dẫm đòi đánh. Chính vì vậy, cuối cùng mẹ tôi cực chẳng đã đành phải bán căn nhà để lấy tiền trả nợ cho ba. Vậy theo pháp luật quy định mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình như thế nào? Theo quy định đất hộ gia đình được hiểu ra sao? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Hy vọng rằng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đất hộ gia đình được hiểu ra sao?

Việc nắm rõ thế nào là đất của hộ gia đình rất quan trọng vì người dân có thể tự giải đáp được những vấn đề khúc mắc như con cái có quyền gì khi cha mẹ chuyển nhượng, tặng cho đất,… Từ đó, sẽ tránh hoặc hạn chế được những tranh chấp không đáng có giữa các thành viên trong hộ gia đình với nhau.

Hiện nay, pháp luật đất đai đã nêu rõ thế nào là đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình. Cụ thể tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.

Theo đó, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:

(1) Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi,…).

(2) Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đất được sử dụng ổn định và không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất.

(3) Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp (góp tiền mua chung,…) hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất,…) để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…

Có thể thấy, từ ngày 01/7/2014 đến nay Luật Đất đai 2013 đã giải thích rõ thế nào là hộ gia đình sử dụng đất. Nói cách khác, Luật Đất đai 2013 nêu rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình. Đồng nghĩa với việc không phải cứ có chung hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất.

Tóm lại, đất hộ gia đình là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Có phải tất cả các thành viên trong gia đình phải ký vào văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình?

Mặc dù pháp luật về đất đai quy định rõ khi chuyển nhượng đất của hộ gia đình phải có sự đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất nhưng trên thực tế thành viên nào trong hộ gia đình có quyền ký tên thì không phải ai biết.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.

Theo đó, một người trở thành thành viên hộ gia đình sử dụng đất (có quyền đối với thửa đất) khi có đủ 03 điều kiện sau:

– Điều kiện 1: Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).

– Điều kiện 2: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (thời điểm cấp Giấy chứng nhận đối với đất không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho,…).

– Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung,…

Tóm lại, chỉ khi nào có đủ 03 điều kiện trên thì một thành viên trong hộ gia đình mới trở thành thành viên hộ gia đình sử dụng đất. Nói cách khác, chỉ khi có đủ 03 điều kiện trên thì mới có quyền đồng ý hoặc không đồng ý việc chuyển nhượng đất của hộ gia đình.

Ví dụ: Giấy chứng nhận cấp cho hộ ông A vào năm 2001, B là con ông A sinh năm 2004 thì khi chuyển nhượng ông A không cần sự đồng ý của B vì B sinh sau thời điểm được cấp Giấy chứng nhận, B không có chung quyền sử dụng đất với các thành viên khác.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình như thế nào?

Dưới đây là mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất ban hành kèm Nghị định 02/2022:

Các bước làm thủ tục chuyển nhượng đất của hộ gia đình

Thành phần hồ sơ

  • Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu) ;
  • Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất);
  • Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên còn lại;
  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục được thực hiện như sau:

  1. Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  2. Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ( Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.)
  3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi người nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sở hữu.

Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đòi hỏi có sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra tranh chấp kéo dài.

Công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng ở đâu?

  • Nơi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mặc dù pháp luật cho phép các bên chuyển nhượng được phép lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng đất nhưng nơi công chứng bị giới hạn theo phạm vi địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất.

Nói cách khác, khi chuyển nhượng đất thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

  • Nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở

Như vậy, nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất được chuyển nhượng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về Hướng dẫn thủ tục bồi thường thu hồi đất năm 2022. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất tính như thế nào?

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất = 2% x Giá chuyển nhượng.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có sự xuất hiện của các bên môi giới, được ủy quyền, các bên này chịu thuế thu nhập cá nhân do có thu nhập phát sinh.
Không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi:
Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Các chi phí khác cần lưu ý khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Một số khoản lệ phí khác cần lưu ý như:
Lệ phí địa chính: 15.000 đồng.
Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng, tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng.
Mức phí công chứng: Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không có nhà ở), mức thu phí công chứng được tính trên giá trị quyền sử dụng đất. Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà có nhà ở, tài sản khác gắn liền trên đất thì căn cứ tính phí công chứng là tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

Có bắt buộc phải đăng ký biến động khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không?

Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cần phải làm thủ tục đăng ký biến động, tức là sang tên trên Giấy chứng nhận. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực thì phải đăng ký biến động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm