Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?

bởi Hương Giang
Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm

Ô nhiễm tiếng ồn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà còn quấy rối, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ, đặc biệt là làm ồn vào ban đêm là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, hành vi Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm bị xử phạt như thế nào? Khiếu nại hành vi mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm ra sao? Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm vượt quá quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy, người có hành vi mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm (thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm vượt quá quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt ra sao?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm các quy định về tiếng ồn như sau:

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
  4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
  5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
  6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
  7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
  8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
  9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
  10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
  11. Hình thức xử phạt bổ sung:
Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm
Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

  1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, người mở máy phát điện gây ồn ào vào ban đêm vượt quá quy chuẩn kỹ thuật sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc hạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả tuỳ theo tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn là bao nhiêu.

Hướng dẫn khiếu nại hành vi mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm

Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại

  • Đơn khiếu nại gây ô nhiễm tiếng ồn;
  • Căn cứ, bằng chứng hình ảnh, video, ghi âm; hoặc giấy tờ kết luận của một bên thứ 3 về mức độ ô nhiễm tiếng ồn của khu vực.
  • Mẫu Đơn tố cáo hàng xóm gây ầm ĩ
  • Đơn tố cáo hàng xóm gây ầm ĩ là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân sử dụng để tố cáo những cá nhân gây ầm ĩ, gây ô nhiễm tiếng ồn,… trước các chủ thể có thẩm quyền để đề nghị chủ thể có thẩm quyền tiến hành xử lý chủ thể có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ khiếu nại

Đơn sẽ được gửi lần đầu tới Ủy ban nhân dân cấp xã, phường địa phương để yêu cầu giải quyết. Nếu không được thỏa đáng, tình trạng kéo dài và gia tăng. Người dân hoàn toàn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện và các cơ quan chuyên ngành khác vào cuộc nhằm xử lý hành vi vi phạm pháp luật của nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người có hành vi mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm hay không?

Theo quy định Khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người có hành vi mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mở máy phát điện gây ồn vào ban đêm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Thủ tục sang tên sổ hồng căn hộ của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Hát karaoke ồn ào sau 22 giờ bị xử phạt ra sao?

Cụ thể, đối với hành vi hát karaoke ồn ào sau 22 giờ, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào huyên náo (như hát karaoke, loa kẹo kéo,…) tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Hàng xóm mở nhạc đêm khuya làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cư dân, gây ô nhiễm tiếng ồn thì phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Hành vi mở nhạc, hát karaoke gây tiếng ồn lớn, làm huyên náo, xáo trộn nhịp sống của khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật;
Và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Với mức phạt cao nhất là 01 triệu đồng hoặc xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Máy đầm thi công xây dựng gây tiếng ồn cho người dân bị xử phạt như thế nào?

Tuỳ vào độ rung vượt quy chuẩn chuẩn kỹ thuật về độ rung của máy đầm xong thi công công trình xây dựng mà tổ chức thi công công trình sẽ bị cảnh cáo hoặc xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng. Đồng thời, đình chỉ hoạt động gây độ rung của cơ sở, buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn, buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm