Mua bán doanh nghiệp có cần công chứng hợp đồng

bởi Luật Sư X
Mua bán doanh nghiệp có cần công chứng hợp đồng

Hiện nay, nhu cầu mua bán doanh nghiệp ngày càng tăng. Điều đó thể hiện một nền kinh tế năng động, tuy nhiên doanh nghiệp cần rất cẩn trọng trong việc này và nhất thiết tham khảo ý kiến của luật sư có nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu xem mua bán hợp đồng có cần công chứng hợp đồng không?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Mua bán doanh nghiệp là gì?

Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể nào về mua bán doanh nghiệp nhưng hiểu theo nghĩa thông thường thì mua bán doanh nghiệp là việc một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Công ty bị mua lại không còn tồn tại, còn công ty tiến hành mua lại sẽ “tiếp quản” toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty kia.

Mục đích của hoạt động mua bán doanh nghiệp là giành quyền kiểm soát đơn vị doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ.

2. Nội dung của Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Khi thực hiện việc mua bán doanh nghiệp thì hai bên cần phải thỏa thuận và lập hợp đồng mua bán doanh nghiệp có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cả hai bên. 

Hợp đồng mua, bán doanh nghiệp này gồm những nội dung chính sau:

  • Thông tin của cả hai bên chủ thể trong hợp đồng;
  • Nội dung Hợp đồng (ghi rõ giá trị và thời điểm mua, bán doanh nghiệp)
  • Giá trị chuyển nhượng;
  • Thời hạn và phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Điều khoản thi hành (giải quyết tranh chấp, hiệu lực hợp đồng,…)

Lưu ý:

  • Cần có xác nhận về việc mua, bán doanh nghiệp của công ty mua, bán.
  • Khi lập hợp đồng hai bên cần lập thêm biên bản thanh lý hợp đồng và Giấy xác nhận về việc mua, bán doanh nghiệp

3. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có cần công chứng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những hợp đồng, văn bản sau bắt buộc phải công chứng bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014);
  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013);
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ (Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015);
  • Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài (Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015);
  • Văn bản thừa kế về nhà ở (Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014);
  • Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất (Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013);
  • Văn bản về lựa chọn người giám hộ (Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015).

Theo đó, những hợp đồng nào liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất, vấn đề thừa kế thì mới bắt buộc phải công chứng, những loại hợp đồng khác không bắt buộc phải công chứng, có chăng hai bên mang đi công chứng nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng. Như vậy, hợp đồng mua bán doanh nghiệp không phải công chứng, hợp đồng này sẽ phát sinh hiệu lực theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm