Mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép như thế nào?

bởi MinhThu
Mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép

Việt Nam ta rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, đó là một câu ẩn dụ cho việc Việt Nam có điều kiện thiên nhiên cùng trù phú, dồi dào. Khoáng sản ở Việt Nam không thật sư quá nhiều như một số nước khai thác khoáng sản để làm giàu, tuy nhiêu rải dác ở nhiều nơi, nên việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam có thể dễ dàng khai thác trái pháp, vì việc khai thác khoáng sản phải được sự cho phép của nhà nước. Vậy Mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép như thế nào? Khai thác khoáng sản trái phép có bị đi tù không?

Bài viết sau, LSX sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015

Thế nào là khai thác khoáng sản trái phép?

Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp nào bị coi là khai thác khoáng sản trái phép?

Theo Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010 định nghĩa về khoáng sản thì: Khoáng sản là những khoáng vật, khoáng chất được tạo thành trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và được sử dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Tại Điều 4, Luật Khoáng sản 2010 cũng nêu rõ, cá nhân, tổ chức chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Điều này có nghĩa, các cá nhân, tổ chức chỉ được khai thác khoáng sản khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hợp pháp.

Từ những căn cứ trên có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khai thác khoáng sản trái phép là hành vi vi phạm pháp luật, do đó cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép

Xử phạt hình sự

Các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi này sẽ cấu thành tội trên nếu có đầy đủ 04 dấu hiệu pháp lý như sau: Mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể và khách thể.

Tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 cũng quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với Tội khai thác khoáng sản trái phép đối với cá nhân như sau:

Hình phạt chính

– Khung 01: Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 500 triệu đồng;
Khoáng sản trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%;
Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Khung 02: Phạt tiền từ 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;
Khoáng sản trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên;
Có tổ chức;
Gây sự cố môi trường;
Làm chết người;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 122% trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng.

Mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép
Mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép

Xử phạt hành chính

Cơ sở pháp lý của xử phạt hành chính về hành vi khai thác khoáng sản trái phép là Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Theo đó, tương ứng với mỗi trường hợp thì chế tài xử phạt cũng khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp 1: Khai thác khoáng sản trái pháp mà làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản

– Khai thác khoáng sản là trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình nhưng mục đích không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tùy trường hợp đem cho tặng hay đem bán khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong hai hành vi sau:

+ Không đăng ký khối lượng, công suất, khu vực, thiết bị, phương pháp và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Thu hồi sỏi, cát từ các dự án khơi thông, nạo vét luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

– Khai thác trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư được cho phép đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư, tuy nhiên sản phẩm khai thác lại không sử dụng với mục đích xây dựng dự án đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể:

+ Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác, cho dự án, công trình khác;

+ Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi khai thác khoáng sản rồi đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.

– Phải nộp lại số lợi từ việc khai thác trái pháp luật.

Trường hợp 2: Khai thác khoáng sản trái phép mà lại không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình

– Trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư hoặc phê duyệt nhưng lại chưa được cho phép khai thác theo quy định mà lại thực hiện khai thác thì:

+ Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đã báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nhưng chưa được cho phép;

+ Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép để cho phép theo quy định.

Trường hợp 3: Khai thác khoáng sản trái phép (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản

– Nếu không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thì tùy theo mức độ ổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Nếu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản khác thì tùy thuộc vào khu vực được phép khai thác khoáng sản sẽ bị phạt từ 70.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

– Nếu khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại thì tùy theo khối lượng khoáng sản nguyên khai sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

– Nếu khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì bị phạt tiền lên đến1.000.000.000 đồng;

Trường hợp 4: Khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 48)

– Nếu khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phạm vi luồng; hoặc trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc hạ tầng giao thông mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì tùy thuộc vào tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

– Nếu khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi trên mà không có giấy phép khai thác khoáng sản thì tùy thuộc vào tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

– Nếu khai thác tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì có thể bị phạt tiền đến 200.000.000 đồng.

Trường hợp 5: Các hành vi khai thác khoáng sản trái phép khác (Điều 52) :

– Nếu báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực được cấp giấy phép thì bị phạt cảnh cáo;

– Nếu không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực được cấp giấy phép thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Nếu khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn và chưa cho phép thì tùy vào khoáng sản khai thác sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

– Có thể bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép.

Mức xử phạt pháp nhân khai thác khoáng sản trái phép

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích
    Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng
    Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
  • Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Có tổ chức;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Lưu ý: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Các hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực khai thác khoáng sản

Ngoài các hình phạt tiền chính thì người vi phạm phải bị áp dụng các hình phạt bổ sung như sau tùy theo mức độ vi phạm thực tế của hành vi và các biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng
  • Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 12 tháng
  • Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.

Theo quy định của Khoản 4 Điều 24 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì mức phạt sẽ được xác định như sau:

“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mức xử phạt khai thác khoáng sản trái phép” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý hình sự?

Khai thác khoáng sản trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý hình sự:
– Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100 triệu đồng trở lên;
– Khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà lại vi phạm.

Thẩm quyền xử phạt với hành vi khai thác trái phép

Thứ nhất, căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Do vậy mà việc khai thác cát trái phép là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Thứ hai, về thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân xã được căn cứ vào Khoản 3 Điều 143 Luật Môi Trường năm 2014:
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc xác nhận và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức theo ủy quyền; Ủy ban nhân dân xã thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
– Ủy ban nhân dân xã phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc Ủy ban nhân dân xã thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật môi trường về hòa giải;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện quản lý hoạt động bảo vệ môi trường của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý của Ủy ban nhân dân xã.
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện hằng năm tổ chức đánh giá và thực hiện việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
– Ủy ban nhân dân xã thực hiện chủ trì và phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;
– Ngoài ra thì Ủy ban nhân dân xã thực hiện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
Thứ ba, về việc xử lý hành vi khai thác cát trái phép, căn cứ Khoản 1 Điều 160 Luật Môi trường năm 2014: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”.
Mặt khác theo Khoản 4 Điều 165 Luật Môi trường 2014 quy định về việc tính chi phí thiệt hại về môi trường bao gồm các loại chi phí như chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; chi phí thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan; Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; chi phí thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm