Giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ năm 2023 như thế nào?

bởi Thanh Tri
Giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ

Xin chào luật sư X. Tôi tên là Trương hữu Tài. Tôi và một hộ gia đình khác có thành lập hợp đồng liên doanh khai thác gỗ với lâm trường, hiện tại đã đến tuổi khai thác gỗ, cả 2 gia đình đều thống nhất bán cho một chủ khai thác gỗ, tuy nhiên đến khi khai thác gần xong, gia đình tôi hiện tại vẫ chưa nhận được tiền, trong quá trình khai thác thì chủ khai thác cũng đã trả khoảng 70% số tiền cho cả 2 gia đình ( Chủ khai thác trả tiền cho gia đình kia, khi không có mặt gia đình tôi), khi gia đình tôi hỏi thì gia đình kia nói là vẫn chưa nhận được tiền từ chủ khai thác nhưng chủ khai thác lại nói là đã trả một phần ( Hợp đồng khai thác gỗ cũng ghi rõ là trước khi khai thác phải trả 70% số tiền lô rừng khai thác). Vậy tôi muốn luật sư tư vấn giúp gia đình tôi hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Để giải đáp câu hỏi trên mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Xác định loại hợp đồng mà các bên giao kết

Giao kết hợp đồng là Các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.

  • Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung của nguyên tắc thể hiện hai vế có tầm quan trọng hàng đầu trong giao kết hợp đồng: tự do nhưng không được trái với các đòi hỏi mà pháp luật quy định: không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  • Nguyên tắc các bên “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng trong giao kết hợp đồng”. Trước hết các bên phải có vị trí bình đẳng, vì bình đẳng là điều kiện để có sự tự nguyện một cách thực sự.
    Còn thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng là những đòi hỏi không thể thiếu trong giao kết, thực hiện những hợp đồng vì khi thiếu đi một dấu hiệu, một yếu tố nào đó, thi quan hệ hợp đồng sẽ bị đặt vào tình trạng khập khiễng.

Trước đây, điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chẩm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”.

Từ định nghĩa trên về hợp đồng ta dễ nhận thấy, hợp đồng dân sự chính là bản giao kèo để ghi nhận những quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Trong sự đa dạng về nội dung của hợp đồng cũng nh­ư phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề khác nhau mà hợp đồng có thể đư­ợc phân hành từng nhóm khác nhau dựa trên những căn cứ, dấu hiệu đặc tr­ưng cụ thể:

  • Dựa vào hình thức của hợp đồng, hợp đồng đư­ợc phân thành hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng có công chứng, chứng thực, phảI đăng ký hoặc xin phép, hợp đồng theo mẫu…
  • Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia hợp đồng, thì hợp đồng được chia thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, trong đó:
  • Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay nói cách khác mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Do vậy, trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. Ví dụ trong hợp đồng mua bán tài sản, thì bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Mặc dù trong Bộ luật Dân sự không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được thể hiện dưới hình thức cụ thể nào, song trong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản khi thực hiện. Khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh; hoặc nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
  • Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản). Do đó, nếu hợp đồng được giao kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.

Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định một hợp đồng là song vụ hay hợp đồng đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ
Giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ

Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ?

Xét đến trường hợp của bạn, chúng tôi nhận thấy lượng thông tin của bạn cung cấp chưa cụ thể nên chúng tôi sẽ phân tích vấ đề giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ mà bạn đang gặp phải thông qua 02 trường hợp như sau:

Trường hợp 1:

Chủ khai thác đã thanh toán cho bên phía hộ gia đình một khoản tiền nhưng khoản tiền đó lại không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh đã giao kết

Trường hợp chủ khai thác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là nghĩa vụ thanh toán, song chủ khác thác lại chưa thực hiện đúng theo các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng liên doanh đã giao kết. Tức là chủ khai thác gỗ có thực hiện nghĩa vụ nhưng thực hiện không đúng. Khi đó, quý khách và hộ gia đình cùng ký hợp đồng liên doanh có thể thực hiện khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp quận/ huyện để giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự (căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015).

Trường hợp 2:

Chủ khai thác đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng theo hợp đồng liên doanh đã giao kết nhưng lại chỉ trả cho mỗi hộ gia đình mà không trả cho bạn

Trường hợp này được hiểu là chủ khai thác đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của họ trong hợp đồng liên doanh đã giao kết (là nghĩa vụ thanh toán) thì bạn phải có căn cứ chính xác về việc chủ khai thác đã trả hết số tiền đã thỏa thuận cho hộ gia đình, ví dụ như biên lai trả tiền, giấy tờ ghi nhận việc nhận tiền, ảnh chụp lại các giao dịch chuyển khoản, …

Do đó, vấn đề bạn chưa nhận được tiền từ phía chủ khai thác lại là do mối quan hệ, sự thỏa thuận giữa bạn và hộ gia đình. Bạn phải xem xét lại điều khoản về thời hạn trả tiền, hình thức thanh toán trong hợp đồng liên doanh giữa chủ khai thác, bạn và hộ gia đình. Dựa trên điều khoản thanh toán trong hợp đồng, quý khách có thể xem xét xem việc chủ khai thác chỉ trả cho một trong hai bên (bạn hoặc hộ gia đình) là đúng hay sai?

  • Nếu hợp đồng liên doanh có quy định cụ thể về thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán là “Khi đến thời hạn, chủ khai thác sẽ thanh toán cho một trong hai bên còn lại”. Trong trường hợp này, việc chủ khai thác chỉ trả cho mỗi hộ gia đình là không sai. Để nhận được sổ tiền tương ứng với phần mình bỏ ra thì bạn phải liên hệ với hộ gia đình để yêu cầu thanh toán số tiền vốn dĩ do chủ khai thác trả cho mình.
  • Nếu hợp đồng liên doanh không có quy định cụ thể về thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán thì việc chủ khai thác trả tiền cho một mình hộ gia đình là không có sai. Bạn cần xem lại hợp đồng liên doanh đã ký về việc lợi nhuận mình được nhận khi khai thác gỗ xong là bao nhiêu để yêu cầu hộ gia đình thanh toán số tiền lợi nhuận đó. Nếu bạn và hộ gia đình xảy ra tranh chấp, bạn có thể khởi kiện hộ gia đình đó tới Tòa án nhân dân cấp quận/huyện để được giải quyết.

Trình tự để khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Quý khách cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện với một số giấy tờ như sau:

  • Đơn khởi kiện;
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân;
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • Hợp đồng dân sự: Hợp đồng liên doanh đã ký kết, các Phụ lục hợp đồng kèm theo, các chứng từ chuyển tiền….(bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng.

Như vậy, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án có thẩm quyền phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

  • 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Ngoài ra, vụ án còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì họ chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục tái thẩm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác gỗ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đổi tên khai sinh Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác gỗ trái phép ra sao?

a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1,5 m3.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 4 m3.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 4 m3 đến 6 m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 6 m3 đến 10 m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 10 m3 đến 20 m3.
b) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,3 m3.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1,5 m3.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 2 m3 đến 3 m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 7 m3 đến 12,5 m3.
c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

 Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng có các quyền gì?

Quyền của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ; rừng sản xuất và cho thuê rừng sản xuất; bao gồm các nội dung cụ thể sau:
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng phòng hộ.
3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng.
4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; được hưởng từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
9. Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng.
10. Được khai thác lâm sản theo quy định (Đối với rừng phòng hộ được quy định tại Điều 55; đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định tại Điều 58; đối với rừng sản xuất là rừng trồng được quy định tại Điều 59 của Luật Lâm nghiệp)

Có được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên?

Cụ thể tại Điều 55 Luật Lâm nghiệp năm 2017, khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện như sau:
– Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.
– Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:
+ Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;
+ Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm