Nghỉ thai sản có được nâng lương trước thời hạn hay không?

bởi Gia Vượng
Nghỉ thai sản có được nâng lương trước thời hạn hay không?

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi. Cụ thể tôi vào làm việc tại một công ty với hợp đồng lao động là 3 tháng và tôi cũng mới chỉ tham gia đóng BHXH được 3 tháng. Tôi có thai nên xin nghỉ thời gian thai sản là 6 tháng, tôi thắc mắc rằng theo quy định khi người lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản khi mới đóng bảo hiểm xã hội được 03 tháng hay không? Và với thời gian nghỉ thai sản có được nâng lương trước thời hạn hay không? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy theo dõi sự giải đáp của chúng tôi gửi đến bạn tại nội dung bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Người lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản khi mới đóng bảo hiểm xã hội được 03 tháng?

Pháp luật hiện hành quy định chi tiết về thời gian tham gia đóng BHXH của người lao động để được hưởng chế độ thai sản, đây là một chế độ đặc biệt và dành cho đối tượng nhất định theo luật định. Chi tiết căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo đó, người lao động nữ mang thai phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con thì mới có thể hưởng chế độ thai sản.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con năm 2023

Khi người lao động mang thai, khám sức khỏe thai sản… thì pháp luật đều quy định những chế độ, thời gian nghỉ đối với từng trường hợp khác nhau với mục đích để đảm bảo sức khỏe cho đối tượng này, tại Điều 34 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. 

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 05 ngày làm việc;

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014;

Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014.

Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014.

– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 34 Luật BHXH 2014 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Để được xét nâng bậc lương thường xuyên thì người lao động phải đáp ứng điều kiện nào ngoài các tiêu chuẩn theo quy định?

Nâng lương là vấn đề tất yếu, quan trọng trong thị trường lao động, nhưng làm sao để tăng lương hiệu quả nhất, mức tăng như thế nào để hợp lý, tránh mâu thuẫn nội bộ công ty với cùng một vị trí công việc hay công việc thuộc các vị trí khác nhau. Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định về điệu kiện xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:

Nghỉ thai sản có được nâng lương trước thời hạn hay không?

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Như vậy, ngoài các tiêu chuẩn đối với người lao động để xét nâng bậc lương thường xuyên thì trước hết người lao động phải đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh theo quy định của pháp luật.

Nghỉ thai sản có được nâng lương trước thời hạn hay không?

Khi người lao động nghỉ thai sản nhưng vấn đề về quyền lợi khi quay lại tham gia lao động vẫn luôn là vấn đề nóng, được quan tâm nhiều tới, đặc biệt là theo quy định pháp luật quy định về thời hạn nâng lương đối với các đối tượng nhất định. Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

..

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

– Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, để thời gian nghỉ chế độ thai sản được tính vào thời hạn nâng lương thì người nghỉ thai sản phải đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo pháp luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp của đơn vị chị, vì chưa đủ điều kiện hưởng chế độ nên thời gian này không được tính vào thời hạn nâng lương.

Có thể bạn quan tâm:

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nghỉ thai sản có được nâng lương trước thời hạn chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ thai sản có được nâng lương trước thời hạn hay không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo mẫu viết di chúc thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai là bao lâu?

Căn cứ Điều 33 Luật BHXH 2014 quy định khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. 
Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
– 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
– 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi là bao lâu?

Tại Điều 36 Luật BHXH 2014 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai là bao lâu?

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai quy định tại Điều 37 Luật BHXH 2014 như sau:
– Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm