Người dân có quyền sở hữu đất không?

bởi Hữu Duy
Người dân có quyền sở hữu đất không

Đất đai là một trong những loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất và cũng là tiền đề để phát triển kinh tế – xã hội. Ngày nay, trên thế giới tồn tại nhiều các hình thức sở hữu đất đai khác nhau. Trong đó, có 3 hình thức sở hữu đất đai cơ bản nhất, gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Đa số các nước lựa chọn hình thức sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Vậy vấn đề sở hữu đất đai ở Việt Nam như thế nào, Theo quy định, người dân có quyền sở hữu đất không? Sở hữu đất đai là gì? Các căn cứ của việc xác lập nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân ra sao? Giải thích quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai năm 2013

Sở hữu đất đai là gì?

Đất đai được hiểu là một vùng đất có ranh giới và có vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Tại Điều 4. Sở hữu đất đai Luật đất đai 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:

” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Theo đó mà luật quy định về sở hữu đất đai cũng cần được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định để đảm bảo thực hiện đúng về sở hữu đất đai.

Như chúng ta đã biết thì đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam và đất đai được hình thành và tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.  Trãi qua các giai đoạn của lịch sử và tiếp nối của thế hệ đi trước nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia.

Theo đó có thể thấy đất đai chính là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu nên đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và sở hữu đât đai không thể thuộc về bất cứ một cá nhân hay thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một tổ chức nào. Sở hữu toàn dân sẽ tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai để tạo ra của cải và có thể tạo ra cuộc sống ngày càng tốt hơn cho đời sống nhân dân nói chung riêng cũng như ổn định tình hình kinh tế-xã hội nói chung.

Nhà nước đại diện cho nhân dân quản lý đất đai và là thiết chế trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực nhân dân dưới hình thức dân chủ đại diện, là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân, nhà nước có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội và có thể thông qua pháp luật mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.

Trong lĩnh vực quản lý sở hữu đất đai thì Đảng và nhà nước ta luôn đề cao việc tiếp tục phát huy dân chủ, luôn phát huy việc bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Theo đó, Nhà nước là thiết chế đại diện cho nhân dân có thể nói nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai ở nhà nước ta và thực hiện quyền chủ sở hữu đối với đất đai cũng là một phương diện để nhà nước ta tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực sự là của dân, do dân và vì dân.

Các căn cứ của việc xác lập nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Cơ sở lý luận: một số luận điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hóa đất đai.

Xét trên phương diện kinh tế, việc tích tụ, tập trung đất đai đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện duy trì hình thức sở hữu tư nhân về đất đai.

Đất đai không do bất cứ ai tạo ra, có trước con người và là tặng vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, mọi người đều có quyền sử dụng, không ai có quyền biến đất đai thành tài sản của riêng mình.

Kết luận của C.Mác: “Mỗi một bước tiến của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là một bước đẩy nhanh quá trình kiệt quệ hóa đất đai”.

Quốc hữu hóa đất đai do giai cấp vô sản thực hiện phải gắn liền với vấn đề giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản.

Việc xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất của giai cấp tư sản phải là 1 quá trình tiến hành lâu dài, gian khổ.

Cơ sở thực tiễn:

Về mặt chính trị, ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt tạo lập nên, vì vậy nó phải thuộc về toàn thể nhân dân.

Về phương diện lịch sử, ở nước ta hình thức sở hữu nhà nước về đất đai (đại diện là nhà vua ở các nước phong kiến) đã xuất hiện từ rất sớm và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc.

Về mặt thực tế, hiện nay nước ta còn gần một nửa diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng (khoảng hơn 10 triệu ha) chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý sẽ giúp Nhà nước có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lý chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào khai thác, sử dụng hợp lý đi đôi với cải tạo, bồi bổ vốn đất đai.

Việc duy trì, củng cố hình thức sở hữu toàn dân về đất đai trong giai đoạn hiện nay còn căn cứ vào lý do thực tiễn sau : các quan hệ về quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN thống nhất quản lý đã mang tính ổn định trong một thời gian khá dài (từ năm 1980 đến nay). Nay nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những sự xáo trộng trong lĩnh vực đất đai, làm tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai, thậm chí dẫn đến sự mất ổn định về chính trị – xã hội của đất nước.

Người dân có quyền sở hữu đất không
Người dân có quyền sở hữu đất không?

Người dân có quyền sở hữu đất không?

Chủ thể quyền sở hữu đất đai là toàn thể nhân dân Việt Nam được thể hiện qua luật đất đai của từng thời kỳ.

Tuy nhiên, toàn bộ tập thể to lớn này không thể thực hiện các quyển của mình với tư cách chủ sở hữu đất đai. Bởi vậy, họ phải thông qua người đại diện có đủ quyền lực về mặt kinh tế và quyền lực về mặt chính trị để thực hiện sứ mệnh lịch sử của toàn dân. Đó chính là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung nguyên tắc này nằm trong Điều 5 Luật Đất đai ban hành năm 2003 như sau:

Điều 5. Sở hữu đất đai

1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:

a) Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi chung là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất);

b) Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;

c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

d) Định giá đất.

3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau:

a) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

b) Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;

c) Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.”

Tại Điều 4 Luật đất đai năm 2013 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.

Như vậy, có thể khẳng định, chủ thể quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam là toàn dân Việt Nam; toàn dân Việt Nam thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua người đại diện là nhà nước. Người dân không có sở hữu đất.

Giải thích quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý

Từ Hiến pháp 1980 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có sự thay đổi căn bản, từ chỗ còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, chúng ta đã tiến hành quốc hữu hóa đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Như vậy, ở Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng đất trong quan hệ đất đai. Thực ra ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người sử dụng vốn đất đai của Nhà nước. Tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất. Điều đặc trưng ở đây là, tuy cơ chế thị trường, đất đai là tài nguyên quốc gia có giá trị lớn song Nhà nước vẫn có thể xác lập hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất đối với người sử dụng. Nhà nước còn chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội. Quyền sử dụng đất hiện nay được quan niệm là loại hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Quy định giá đất trước hết để thực hiện chính sách tài chính về đất đai thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai.

Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước để thực sự coi đất đai là nguồn tài chính có tiềm năng lớn để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước đất nước. Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất là một hàng hóa đặc biệt trong thị trường bất động sản. Bởi vậy, thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường chính quy nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước chính là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc xác định như vậy hoàn toàn phù hợp với vai trò của Nhà nước vừa là chủ sở hữu đại diện đồng thời là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai vì lợi ích trước mắt và lâu dài.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người dân có quyền sở hữu đất không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn về gia hạn thời hạn sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Với tư cách thống nhất quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước thực hiện các quyền năng nào?

– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
– Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
– Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
– Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
– Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Thống kê, kiểm kê đất đai;
– Quản lý tài chính về đất đai;
– Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
– Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 
– Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
– Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
– Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Mối quan hệ giữa sở hữu đất đai và phát triển kinh tế như thế nào?

Việc quy hoạch sử dụng đất tuy trên lý thuyết thuộc về Nhà nước, nhưng trên thực tế các quan chức địa chính địa phương toàn quyền quyết định, nên tình trạng lạm dụng quyền hành biến đất công thành đất tư, bồi thường di dời không thỏa đáng để trục lợi, nhận hối lộ để phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong những dự án kinh doanh bất động sản đã và sẽ tiếp tục xảy ra trầm trọng, tạo nên bất mãn xã hội ngày càng sâu rộng. Điều này là nguyên nhân chính của nạn khiếu kiện đông người tại những thành phố lớn.
Đất đai luôn được xem là loại tài sản đặc biệt, hiện diện ở hầu hết các hoạt động đầu tư và sản xuất của xã hội, dù trực tiếp hay gián tiếp. Nhà nước ở đâu và thời nào cũng xem trọng và đặt chính sách đất đai vào vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Vì sao nói quyền sở hữu đại diện của Nhà nước mang tính chất duy nhất và tuyệt đối?

Điều này có nghĩa là đất đai luôn thuộc về chủ thể nhất định là Nhà nước. Và pháp luật không cho phép có bất kì một hành vi nào xâm phạm quyền định đoạt đất đai của Nhà nước. Ở Việt Nam, ngoài Nhà nước ra không có bất kì tổ chức, cá nhân nào khác là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Tính tuyệt đối thể hiện, toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước dù đã được giao hay chưa được giao cho bất kì tổ chức, cá nhân nào sử dụng đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm