Những ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân

bởi Thanh Loan
Những ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là một nguồn thuế thu vô cùng quan trọng của ngân sách nhà nước. Mỗi công dân khi tham gia lao động, tạo ra thu nhập đến mức quy định bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Những ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân là điều mà rất nhiều người quan tâm. Vậy ai là người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm bắt thêm thông tin.

Căn cứ pháp lý

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào NSNN với mục đích tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội. Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. 

Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân

  • Thuế TNCN là thuế trực thu
  • Thuế TNCN có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân
  • Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần
  • Thuế TNCN là một loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp
  • Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế TNCN bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia và luật quốc tế
Những ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân
Những ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Những ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Những đối tượng không phải quyết toán thuế gồm:

Căn cứ tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

(1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Nghĩa là trong kỳ tính thuế thu nhập cá nhân không trả lương, tiền công cho người lao động thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Riêng trường hợp có trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì vẫn phải khai quyết toán thuế theo quy định (trả lương, tiền công nhưng chưa đến mức phải nộp thuế thì tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công vẫn phải khai, quyết toán thuế theo quy định).

Ngoài trường hợp trên thì đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

(2) Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân và không phải nộp hồ sơ miễn thuế.

Trường hợp kỳ quyết toán từ năm 2019 trở về trước đã quyết toán trước thời điểm 05/12/2020 thì không xử lý hồi tố.

(3) Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

(4) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

(5) Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán đối với phần thu nhập này. 

Những trường hợp miễn giảm thuế thu nhập cá nhân

Theo Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP đã quy định rõ về các khoản thu nhập được tính miễn thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể là các trường hợp sau:

– Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ chồng, cha mẹ đẻ và con đẻ.

– Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở cùng với tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà và đất ở duy nhất.

– Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được nhà nước giao đất.

– Nhận thừa kế bất động sản giữa vợ – chồng, cha mẹ đẻ – con đẻ.

– Quà tặng bất động sản giữa vợ – chồng, cha mẹ đẻ – con đẻ.

– Tiền lương làm ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ quy định.

– Tiền lãi gửi tín dụng, lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Mức phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế Thu nhập cá nhân

Mức phạt cũ (áp dụng trước ngày 05/12/2020) căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư số 166/2013/TT-BTC:

Mức phạtThời gian chậm
Không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹCó tình tiết giảm nhẹ – tăng nặng
Phạt cảnh cáo (có tình tiết giảm nhẹ)—-Từ 01 – 05 ngày
700.000 đồng400.000 đồng – 01 triệu đồngTừ 01 – 10 ngày
1,4 triệu đồng800.000 đồng – 02 triệu đồngTừ trên 10 – 20 ngày
2,1 triệu đồng1,2 – 03 triệu đồngTừ trên 20 – 30 ngày
2,8 triệu đồng1,6 – 04 triệu đồngTừ trên 30 – 40 ngày
3,5 triệu đồng02 – 05 triệu đồngTừ trên 40 – 90 ngày

Mức phạt hiện hành (áp dụng từ ngày 05/12/2020) căn cứ quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Căn cứ pháp lýHành vi vi phạmHình thức xử phạt chínhXử phạt bổ sung
Khoản 1 Điều 13Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹCảnh cáoBuộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế
Khoản 2 Điều 13Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp trênTừ 02 – 05 triệu đồng
Khoản 3 Điều 13Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngàyTừ 05 – 08 triệu đồng
Khoản 4 Điều 13Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 đến 90 ngày.Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (*)Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (**)Từ 08 – 15 triệu đồngBuộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuếTrường hợp (*) và (**) phải nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế
Khoản 5 Điều 13Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11.5 triệu đồng.Từ 15 – 25 triệu đồngBuộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Những ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; đơn xác nhận độc thân; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thứ nhất, thuế TNCN góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai, thuế TNCN là công cụ để nhà nước phân phối sản phẩm xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo, góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Thứ ba, thuế TNCN là công cụ gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế, chính sách xã hội của nhà nước.
Thứ tư, thuế TNCN góp phần giúp Nhà nước kiểm soát thu nhập, phát hiện thu nhập bất hợp pháp.

Tính thuế thu nhập cá nhân?

Thuế thu nhập cá nhân được tính tùy theo từng nhóm đối tượng, bao gồm:
– Cá nhân cư trú và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: Áp dụng bảng thuế suất thuế TNCN trên.
– Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng: Khấu trừ 10%.
– Cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20%
Thuế thu nhập cá nhân được tính theo tháng nhưng có thể kê khai theo tháng hoặc quý và cuối cùng là quyết toán theo năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm