Những trường hợp truất quyền hưởng di sản thừa kế

bởi Luật Sư X
Những trường hợp truất quyền hưởng di sản thừa kế

Thừa kế là vấn đề nổi bật và được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Bởi có tầm trọng trong cuộc sống; hơn nữa đây là vấn đề ảnh hưởng đến nhiều người. Thừa kế thì có thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật tuy nhiên thì cả hai đều sẽ phải tuân thủ quy định phấp luật về thừa kế nói chung. Bên cạnh đó không phải mọi trường hợp sẽ được hưởng di sản thừa kế. Đây là trường hợp khiến cho nhiều người còn không hiểu rõ. Vậy những trường hợp nào thì bị truất quyền hưởng di sản thừa kế? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu và làm rõ các vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Truất quyền thừa kế là gì?

Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là một trong các quyền mà người để lại di sản có thể thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc truất quyền thừa kế của một người được người để lại di sản ghi nhận trong nội dung di chúc.  Nếu không có việc truất quyền này thì đương nhiên người đó sẽ được hưởng thừa kế.

Điều 648 Bộ luật dân sự có quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Người bị truất quyền hưởng di sản sẽ không được thừa kế dù họ có đầy đủ các điều kiện để hưởng di sản theo pháp luật.

Khi nào được truyết quyền hưởng di sản

Trường hợp bị người lập di chúc truất quyền thừa kế:

Theo quy định tại Điều 626 BLDS 2015, quy định về quyền của người lập di chúc. Cụ thể như sau: Người lập di chúc có quyền sau đây:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Trường hợp bị truất quyền thừa kế theo pháp luật:

Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo pháp luật là do người thừa kế phạm những lỗi sau:

  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;
  • Có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc;
  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt tài sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
  • Thực hiện giả mạo, sửa chữa di chúc, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Thủ tục truất quyền hưởng di sản thừa kế

Khi tiến hành lập di chúc thì ta có thể tiến hành truất quyền thừa kế của ai đó trong bản di chúc. Căn cứ theo Điều 636 BLDS 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng; UBND cấp xã như sau:

Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên; người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.

Bước 2: Công chứng viên; người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 3: Người lập di chúc ký; điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được; không nghe được bản di chúc; không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc không được viết tắt; viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Những trường hợp truất quyền hưởng di sản thừa kế . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt người không được hưởng di sản và nguoif bị truất quyền hưởng di sản?

– Không được hưởng di sản: Nếu người để lại di sản biết về những hành vi của người thừa kế nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì những người này vẫn được hưởng;
– Người bị truất quyền hưởng di sản: Người viết di chúc không để lại di sản cho người thừa kế và người này chỉ được hưởng nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Do đó, truất quyền thừa kế theo ý chí của người để lại di chúc và không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Những trường hợp bị truất quyền nhưng vẫn được hưởng thừa kế?

Mặc dù truất quyền thừa kế thì không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc; để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho một số đối tượng yếu thế; Điều 644 BLDS có liệt kê 06 nhóm đối tượng dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế:
– Con chưa thành niên;
– Cha;
– Mẹ;
– Vợ;
– Chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật; nếu di sản được chia theo pháp luật; trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản; chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm