Phụ cấp bảo vệ dân phố năm 2023 hiện nay là bao nhiêu?

bởi Hoàng Yến
Phụ cấp bảo vệ dân phố năm 2023 hiện nay là bao nhiêu?

Bảo vệ dân phố có thể đóng vai trò quan trọng và là trung gian trong việc giải quyết các xung đột và tranh chấp trong khu phố có nhiệm vụ tuần tra, giám sát hoạt động và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Họ có thể can thiệp để ngăn chặn hoặc giải quyết các cuộc xô xát, ẩu đả hoặc tranh cãi giữa các cư dân, giúp ngăn chặn tội phạm, gây án và tạo ra một môi trường an toàn cho cư dân, duy trì hòa bình và sự đoàn kết trong cộng đồng. Do đó, xin mời quý đọc giả theo dõi chi tiết bài viết được LSX cập nhật mới nhất về quy định về phụ cấp bảo vệ dân phố năm 2023 hiện này là bao nhiêu?

Căn cứ pháp lý

Phụ cấp bảo vệ dân phố năm 2023 hiện nay là bao nhiêu?

Phụ cấp bảo vệ dân phố là một loại phụ cấp được trả cho những người làm công tác bảo vệ và duy trì an ninh tại các khu dân cư, đặc biệt là tại các khu phố. Mục đích của phụ cấp này là để thúc đẩy và khuyến khích hoạt động bảo vệ dân phố và đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Số tiền và các quy định về việc chi trả phụ cấp bảo vệ dân phố có thể khác nhau tùy theo quy định của từng tổ chức hoặc cơ quan chính phủ. Vậy theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì mức phụ cấp bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?

Tại Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố như sau:

1. Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.

2. Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.

3. Bảo vệ dân phố được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an. Trong thời gian tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh, trật tự Bảo vệ dân phố được hưởng chế độ phụ cấp đi lại, ăn ở như quy định đối với Công an xã.

Như vậy, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quyết định mức phụ cấp bảo vệ dân phố.

Chẳng hạn: tại Quyết định 13/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quy định về phụ cấp đối với lực lượng Bảo vệ dân phố trên địa bàn như sau:

Mức phụ cấp hàng tháng đối với lực lượng Bảo vệ dân phố là 1.500.000 đồng/người/tháng;

Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Tổ trưởng, Tổ phó Bảo vệ dân phố ở phường, thị trấn và khu phố được hưởng phụ cấp trách nhiệm 100.000 đồng/người/tháng.

Ngoài ra, lực lượng Bảo vệ dân phố còn được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện hàng năm.

Điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia bảo vệ dân phố

Bảo vệ dân phố có thể là các nhóm hoặc cá nhân được ủy quyền để giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ cộng đồng trong một khu phố cụ thể. Chức năng của họ bao gồm tuần tra, giám sát hoạt động, phát hiện và báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rối trong khu phố để duy trì an toàn cho cộng đồng. Vậy điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia bảo vệ dân phố như thế nào? Dưới đây, thông tin luật định giải đáp cho thắc mắc trên được LSX cung cấp cụ thể là:

Tại Điều 8 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn của bảo vệ dân phố hiện nay như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú ổn định tại địa bàn.

– Có lý lịch rõ ràng, bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Có sức khỏe, có điều kiện, nhiệt tình và tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội; am hiểu pháp luật và phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ an ninh, trật tự.

– Không có tiền án, tiền sự, không phải là người đang chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế hình sự hoặc đang chấp hành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác.

– Quan hệ tốt với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm và được nhân dân trong cụm dân cư giới thiệu, bầu ra.

Ban bảo vệ dân phố có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?

Nhiệm kỳ là một thời gian cụ thể mà một người hoặc một nhóm người được bầu hoặc được ủy quyền để giữ một vị trí công việc hoặc chức vụ. Nhiệm kỳ có thời hạn xác định và sau khi kết thúc, người đó có thể phải tái tranh cử hoặc chuyển giao chức vụ cho người tiếp theo. Ban bảo vệ dân phố có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm? Đang là câu hỏi thắc mắc của nhiều đọc giả. Sau đây, LSX giúp giải đáp câu hỏi về nhiệm kỳ của ban bảo vệ dân phố theo như luật định thông qua nội dung dưới đây!

Tại Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định về tổ chức của Bảo vệ dân phố như sau:

1. Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.

2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.

3. Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.

Căn cứ vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố.

4. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, việc thay đổi, bãi miễn, bổ sung các chức danh của Ban Bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:

Như vậy, Ban Bảo vệ dân phố có nhiệm kỳ là 05 năm. Ban Bảo vệ dân phố sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập dựa vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường.

Phụ cấp bảo vệ dân phố năm 2023 hiện nay là bao nhiêu?

Phụ cấp bảo vệ dân phố năm 2023 hiện nay là bao nhiêu?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Phụ cấp bảo vệ dân phố năm 2023 hiện nay là bao nhiêu?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Bảo vệ dân phố có quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Bảo vệ dân phố, cụ thể như sau:
Quyền hạn của Bảo vệ dân phố
1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
Theo đó, Bảo vệ dân phố có quyền:
– Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
– Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

Chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 38/2006/NĐ-CP chế độ chính sách đối với Bảo vệ dân phố như sau:
– Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng do Ủy ban nhân dân phường chi trả. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức phụ cấp cho từng chức danh Bảo vệ dân phố ở địa phương mình.
– Bảo vệ dân phố trong khi làm nhiệm vụ mà bị hy sinh, bị thương theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì được xem xét công nhận là liệt sỹ hoặc người được hưởng chính sách như thương binh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm