Thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý năm 2023

bởi Hoàng Yến
Thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý năm 2023

Khi chuyển đổi sang kê khai thuế theo quý, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục này 4 lần một năm thay vì hàng tháng. Điều này giúp giảm bớt công việc liên quan đến kê khai thuế và giải phóng thời gian cho các hoạt động kinh doanh khác. Khi kê khai thuế hàng tháng, có thể xảy ra sai sót do áp lực thời gian và công việc quá tải. Khi chuyển sang kê khai thuế theo quý, doanh nghiệp có thể có thời gian để xem xét và kiểm tra thông tin thuế một cách cẩn thận hơn, tăng tính chính xác và giảm nguy cơ bị phạt do sai sót. Vậy thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý năm 2023 như thế nào? Hãy cùng LSX theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin luật định về chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý.

Căn cứ khai thuế GTGT tháng, quý

Khi khai thuế GTGT, người nộp thuế (công dân, doanh nghiệp) sẽ tính toán và trả tiền thuế dựa trên số tiền đã thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Thuế GTGT sẽ được tính là một phần trên giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Thuế GTGT được xem như một hình thức thuế gián tiếp, do người tiêu dùng cuối cùng trả thông qua việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp thực hiện việc khai thuế GTGT để nộp tiền thuế này cho cơ quan thuế, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Vậy căn cứ khai thuế GTGT tháng, quý như thế nào? Chi tiết mời quý đọc giả xem quy định dưới đây.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế

1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.

b) Thuế tiêu thụ đặc biệt.

c) Thuế bảo vệ môi trường.

d) Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên quy định tại điểm e khoản này.

Theo đó, thuế giá trị gia tăng là loại thuế mà các tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế theo tháng, tuy nhiên đối với trường hợp người nộp thuế đáp ứng điều kiện để được khai thuế theo quý thì được lựa chọn một trong hai hình thức khai thuế theo tháng hoặc theo quý.

Và căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

1. Tiêu chí khai thuế theo quý

a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

Như vậy, người nộp thuế theo quý trước hết phải thuộc đối tượng nộp thuế theo tháng và đáp ứng các điều kiện sau thì được lựa chọn khai thuế theo quý:

+ Tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

+ Mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh.

Thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý năm 2023

Thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý năm 2023

Điều kiện để chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý

Chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý được áp dụng để giảm gánh nặng thủ tục và công việc liên quan đến khai thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và quản lý tình hình tài chính hàng quý, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý và đúng thời điểm. Việc khai thuế hàng quý giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng các phương pháp và công cụ tự động hóa để quản lý và xử lý các thông tin liên quan đến thuế. Do đó, để chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý cần đáp ứng nhưng điều kiện cụ thể là:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí khai thuế theo quý như sau:

“Điều 9. Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

1. Tiêu chí khai thuế theo quý

a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

2. Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.

b) Trường hợp người nộp thuế đang thực hiện khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý, Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuế thì người nộp thuế tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch.”

Như vậy người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

Chậm nhất là ngày 31/01 của năm bắt đầu khai theo quý thì phải gửi văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp ạ. Trường hợp trễ hạn mà chưa nộp thì buộc tiếp tục thực hiện kê khai theo tháng.

Hồ sơ chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý có những giấy tờ gì?

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ và xác nhận thông tin với cơ quan thuế. Hồ sơ này chứa các tài liệu và thông tin cần thiết để chứng minh rằng doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi một cách chính xác và hợp pháp. Hồ sơ chuyển đổi cung cấp cơ sở để cơ quan thuế kiểm tra và thanh tra việc thực hiện khai thuế GTGT của doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ kiểm tra hoặc thanh tra nào diễn ra, hồ sơ này sẽ là căn cứ để cơ quan thuế xem xét và đánh giá các hoạt động thuế của doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC năm 2022, để thực hiện thay đổi kỳ tính thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân từ tháng sang quý, người nộp cần chuẩn bị 01 hồ sơ:

– Văn bản đề nghị thay đổi kỳ tính thuế từ tháng sang quý mẫu số 01/ĐK-TĐKTT theo Danh mục hồ sơ khai thuế tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

– Các văn bản liên quan tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý năm 2023

Việc kê khai thuế hàng quý cho phép doanh nghiệp tập trung hơn vào việc quản lý tài chính và hoạt động kinh doanh hàng ngày. Thông qua việc theo dõi và kiểm soát tài chính trong một khoảng thời gian dài hơn, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình quản lý và tiết kiệm chi phí Vì vậy việc chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý cần thực hiện theo đúng trình tự thủ tục. Thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý được áp dụng nhằm giảm gánh nặng thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và tăng tính linh hoạt trong việc quản lý và nộp thuế. Dưới đây là thông tin LSX cung cấp quy định thủ tục chuyển đổi ke khai thuế từ tháng sang quý năm 2023.

Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại tiểu mục 2 Mục I Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC năm 2022 thực hiện thay đổi kỳ tính thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân từ tháng sang quý như sau:

Bước 1. Người nộp thuế đang thực hiện khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì phải lập hồ sơ, văn bản đề nghị thay đổi kỳ tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập cá nhân (TNCN) từ tháng sang quý gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý.

Trường hợp người nộp thuế gửi hồ sơ qua giao dịch điện tử:

– Người nộp thuế (NNT) truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để khai hồ sơ khai thuế và các phụ lục đính kèm theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.

Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:

– Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc được gửi qua đường bưu chính: cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế:

+ Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ hoặc thông báo lý do không tiếp nhận hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế.

+ Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ khai thuế của NNT theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành:

++ Cơ quan thuế gửi thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà NNT lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục chuyển đổi kê khai thuế từ tháng sang quý năm 2023. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe máy cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn mà doanh nghiệp phải nộp hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý như sau:
“Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
Từ quy định trên thì thời hạn nộp hồ sơ theo quý chậm nhất làm ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng hoặc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Nguyên tắc khai thuế được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc khai thuế, tính thuế như sau:
– Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
– Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở.
Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì:
Người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước.
– Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì:
Nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết được quy định như sau:
+ Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
+ Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
+ Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
– Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được quy định như sau:
+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;
+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;
+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện;
Đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm