Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?

bởi Ngọc Gấm
Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?

Chào Luật sư, công ty tôi hoạt động đã 10 năm đến nay hoạt động của công ty cũng dẫn ổn định và phát triển lớn mạnh chính vì thế dự định cuối năm nay công ty tôi sẽ làm thủ tục lên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Thế nên công ty tôi dự định mời Luật sư tư vấn về Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về “Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?”. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm Sàn giao dịch chứng khoán

Sàn giao dịch chứng khoán chính là tên gọi phổ biến của các sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Hiện nay tại Việt Nam có 02 sàn giao dịch chứng khoán phổ biến và nổi tiếng nhất đó chính là sàn chứng khoán HoSE (tại Thành phố Hồ Chí Minh) và sàn chứng khoán HNX (tại Thủ đô Hà Nội). Khi bạn muốn đăng ký lên sàn chứng khoán thì nên chọn 02 sàn chứng này để lên.

Theo quy định tại Điều 42 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán như sau:

1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.

2. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán.

Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?

Để công ty của bạn có thể lên được sàn chứng khoán tại Việt Nam thì bản thân công ty bạn cần phải đáp ứng được 8 tiêu chí mà pháp luật đưa ra. Các yêu cầu đó có thể là về mức vốn điều lệ, kết quả hoạt động trong hai năm gần nhất, có số phiếu tán thành việc lên sàn của một tổ chức và những cam kết khi thực hiện việc sàn chứng khoáng của công ty với nơi đề nghị được lên sàn chứng khoán.

Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?
Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 120/2020/TT-BTC quy định về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng như sau:

1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Lợi ích khi lên sàn chứng khoán

Ngày nay việc một công ty được lên sàn chứng khóa sẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển do doanh nghiệp đó chẳng hạn như công ty được nhiều người biết đến, công ty sẽ được góp vốn phát triển đầu tư, công ty sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra việc được lên sàn chứng khoán có thể làm tăng sức định mức thương hiệu của một doanh nghiệp từ đó thúc đẩy định giá của một doanh nghiệp trên thị trường khi tiến hành mua bán, sáp, nhập.

Theo quy định tại Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định về quy định về chính sách phát triển thị trường chứng khoán như sau:

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển.

2. Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả.

3. Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Hạn chế khi lên sàn chứng khoán

– Thứ nhất, chi phí lên sàn tốn kém:

Chi phí để có thể lên được một sàn chứng khoán hiện nay không hề rẻ tại Việt Nam. Vì sẽ có một số sàn chứng khoán sẽ quy định rất rõ ràng việc muốn lên sàn chứng khoán, công ty đó phải có mức vốn điều lệ trần trên khoảng bao nhiêu và việc duy trì mức lãi phát triển doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu. Chính vì thế để được lên sàn chứng khoán công ty sẽ phải gọi vốn và nổ lực phát triển rất nhiều.

– Thứ hai, áp lực về kết quả kinh doanh:

Nếu doanh nghiệp của bạn đã lên sàn chứng khoán tuy nhiên lại tình hình phát triển kinh tế của bạn lại đang thua lỗi thì rất có thể doanh nghiệp của bạn sẽ đứng trước nguy cơ cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ giảm từ đó mất đi rất nhiều sự đầu tư từ phía khách hàng tiềm năng từ đó đứng trước nguy cơ vỡ nợ và phá sản.

– Thư ba, khó sinh lời:

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều sự biến động chính vì thế đầu tư chứng khoán vào thời điểm lúc này là một sự liều lĩnh từ phía doanh nghiệp. Chính vì thế, khi thị trường chứng khoán có nhiều biến động thì việc đầu tư chứng khoán kêu gọi vốn sẽ không thật sự có lời như việc đầu tư vào việc phát triển kinh doanh.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán là gì? hoặc các dịch vụ khác liên quan đến Đăng ký bảo hộ thương hiệu Tp Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Mệnh gái chứng khoáng tại Việt Nam?

– Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
– Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
– Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

Hình thức chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng?

Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:

– Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;

– Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;

– Kết hợp hình thức quy định tại các điểm a, b khoản này;

– Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia sàn chứng khoán như thế nào?

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội, có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; phối hợp với cơ quan quản lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đến các hội viên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm