Quy định đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước mới nhất 2022

bởi Bảo Nhi
Hồ sơ cần chuẩn bị thuộc điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

Hiện nay, ở Việt Nam còn rất nhiều giá đình còn gặp những khó khăn về mặt tài chính và cần phụ thuộc vào Nhà nước. Những gia đình gặp khó khăn đó rất cần một nơi để ở nên vì thế Nhà nước cũng đã hỗ trợ về mặt nhà ở bằng cách cho thuê hoặc thuê mua những nhà ở xã hội thuộc sở hữu của chính Nhà nước. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định về đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Các điều kiện để được mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

Căn cứ Điều 52, Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP, điều kiện mua nhà thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:

“Điều 52. Đối tượng và điều kiện thuế, thuế mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

1. Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở.

Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 3 Điều 49 của Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là sinh viên) thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên,

2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cử trí và thu

nhập theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật Nhà ở; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m sàn/người.

Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

3. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2Điều này và phải thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua; nếu người thuê mua đồng ý thì có thể thanh toán lần đầu số tiền bằng 50% giá trị của nhà ở thuê mua.”

Như vậy, theo quy định của Nghị định 30/2021/NĐ-CP, điều kiện mua nhà thuộc sở hữu nhà nước ( quy định 2021) đã được quy định khá rõ ràng chi tiết, người có nhu cầu mua, thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nên xem xét thật kĩ xem mình có đủ điều kiện mua nhà thuộc sở hữu nhà nước hay không sau đó mới tìm hiểu về trình tự thủ tục mua nhà thuộc sở hữu nhà nước (quy định 2021).

Cùng với đó, phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 như sau:

“Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.”

Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thuộc trường hợp không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở là:

“Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”

Giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và các chi phí liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở

Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 55. Giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và các chi phí liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở này

1. Giá thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được xác định theo quy định tại các Khoản 1, 3 và Khoản 4 Điều 60 của Luật Nhà ở. Giá thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được xác định theo quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều 60 của Luật Nhà ở, trừ kinh phí bảo trì nhà ở do người thuê mua nộp theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở.

2. Ngoài việc đóng tiền thuê, thuê mua nhà ở theo mức giá được xác định quy định tại Khoản 1 Điều này, người thuê, thuê mua nhà ở còn phải nộp các chi phí có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở, bao gồm chi phí quản lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, sử dụng dịch vụ thông tin, liên lạc, truyền hình, chi phí cho các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể nội dung chi phí cấu thành giá và phương pháp xác định giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.”

Hồ sơ cần chuẩn bị thuộc điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

Quy định về đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?
Quy định về đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?

Căn cứ Khoản 1 Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

“Điều 53. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

1. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

a) Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;

b) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này;

c) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).

2. Bộ Xây dựng quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể giấy tờ xác định thực trạng nhà ở, giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú, điều kiện thu nhập quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.”

Đồng thời tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

” Điều 54. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

1. Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở. Ngoài các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nộp đem nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.”

Như vậy, ở Nghị định này có nêu ngoài những giấy tờ trên cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước không được yêu cầu người nộp đem nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến báo cáo khi sử dụng hóa đơn bị sai, báo cáo tài chính trong năm của doanh nghiệp, báo cáo về tài chính trong 3 năm gần đây hay dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính năm … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 56. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải tuân thủ các quy định tại Điều 64 và Mục 2 Chương VI của Luật Nhà ở, Điều 38 của Nghị định này.
2. Người thuê nhà ở xã hội được miễn, giảm tiền thuê nhà ở như trường hợp thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 59 của Nghị định này. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê mua, mua nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thì sau khi thanh toán đủ tiền thuê mua, mua nhà ở theo hợp đồng và được cấp Giấy chứng nhận thì được thực hiện các quyền và có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
3. Việc quản lý vận hành nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở thực hiện. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm theo dõi, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.
Đối với địa phương chưa có đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để tổ chức quản lý vận hành và thuê các dịch vụ quản lý vận hành nhà ở; chi phí thực hiện quản lý vận hành nhà ở được sử dụng từ tiền cho thuê nhà ở này và hỗ trợ từ ngân sách của địa phương.”

Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước?

Quy định pháp luật về các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại Điều 80 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH về Luật nhà ở, theo đó nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
– Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
– Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
Trong đó, nhà được nhà nước cho thuê được quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP bao gồm
– Nhà ở công vụ
– Nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
– Nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu nhà nước.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm