Quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào?

bởi Đinh Tùng
Quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào?

Xin chào tôi tên là Trang, mẹ tôi hiện đang làm giảng viên đại học. Mẹ tôi vô cùng yêu nghề nên muốn được làm việc thêm một thời gian nữa, tôi băn khoăn không biết pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học, để tôi có thể giúp mẹ. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Tuổi nghỉ hưu là gì?

Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.

Tuổi nghỉ hưu được quy định trong Bộ luật lao động 2019, độ tuổi nghỉ hưu được quy định riêng cho lao động nam và lao động nữ, và tuổi nghỉ hưu áp dụng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Khi hết độ tuổi lao động, người lao động sẽ được nghỉ ngơi mà không phải đi làm nữa, nếu họ mong muốn tiếp tục làm việc thì hoàn toàn có thể ký kết hợp đồng lao động. Ngoài ra, khi nghỉ hưu pháp luật không cấm người lao động làm công việc khác.

Quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào?

Tại Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy nhiên, đối với 02 đối tượng viên chức sau đây đã được cấp có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời gian làm việc theo quy định tại Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP hoặc Điều 9 Nghị định 40/2014/NĐ-CP từ trước ngày 15/8/2022 thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 141/2013/NĐ-CP, Nghị định 40/2014/NĐ-CP, bao gồm:

– Viên chức giữ chức danh giảng viên của cơ sở giáo dục đại học công lập;

– Viên chức giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào?
Quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào?

Pháp luật hiện hành quy định về tuổi nghỉ hưu như thế nào?

Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường

Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường như sau:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là:

– Từ đủ 60 tuổi 06 tháng: Áp dụng với lao động nam.

– Từ đủ 55 tuổi 08 tháng: Áp dụng với lao động nữ.

Tuổi nghỉ hưu cho người nghỉ hưu sớm 5 năm

Theo khoản 3 Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc nặng nhọc, độc hại,… sẽ có cơ hội được nghỉ hưu sớm hơn 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thông thường.

Căn cứ Điều 219 Bộ luật Lao động, sửa đổi bổ sung Điều 54 và Điều 55 Luật BHXH năm 2014, người lao động đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 05 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,7 trước ngày 01/01/2021.

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân (QĐND); sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật công an nhân dân (CAND) ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Tuổi nghỉ hưu của những người lao động thuộc các trường hợp trên được xác định như sau:

– Lao động nam: Từ đủ 55 tuổi 06 tháng.

– Lao động nữ: Từ đủ 50 tuổi 08 tháng.

Tuổi nghỉ hưu cho người nghỉ hưu sớm 10 năm

Không chỉ dừng lại ở mốc 05 năm, theo Điều 219 Bộ luật Lao động, người lao động còn có thể được nghỉ hưu sớm 10 năm nếu đã đóng đủ 20 năm BHXH và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

– Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:

+ Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Hoặc

+ Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,7 trước ngày 01/01/2021.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong trường hợp này là:

– Từ đủ 50 tuổi 06 tháng: Lao động nam.

– Từ đủ 45 tuổi 08 tháng: Lao động nữ.

Tuổi nghỉ hưu cho người nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ ra rằng:

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 6 Nghị định 135/2020/NĐ-CP cũng hướng dẫn rằng, người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

1 – Có thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường.

2 – Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không vượt quá 05 năm.

Như vậy, nếu nghỉ hưu ở tuổi cao hơn thì tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:

– Lao động nam: Tối đa 65 tuổi 06 tháng.

– Lao động nữ: Tối đa 60 tuổi 08 tháng.

Tuổi nghỉ hưu của một số trường hợp đặc biệt

Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận 02 trường hợp được nghỉ hưu luôn khi đóng BHXH từ đủ 20 năm trở nên mà không xét đến tuổi, bao gồm:

Trường hợp 1: Người có ít nhất 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Trường hợp 2: Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong khi đó, độ tuổi lao động để được đóng BHXH là từ đủ 15 tuổi trở lên. Theo đó, nếu đi làm và có đóng BHXH từ khi đủ 15 tuổi, người lao động sẽ có cơ hội được nghỉ hưu ở tuổi 35.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với giảng viên đại học như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về các thủ tục pháp lý có liên quan hay các câu hỏi chưa có lời giải đáp như: mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, cấp lại sổ đỏ mới, quy định tạm ngừng kinh doanh, tra số mã số thuế cá nhân,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp cụ thể và chi tiết.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng viên chức được kéo dài nghỉ hưu gồm những ai?

Theo Điều 2 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, đối tượng là viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn bao gồm:
– Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;
– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;
– Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
– Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành

Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian nghỉ hưu với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác được quy định như sau:
– Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tỉnh hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
– Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng.

Điều kiện quyết định cho viên chức kéo dài thời gian nghỉ hưu như nào?

Điều kiện quyết định cho viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 50/2022/NĐ-CP, cụ thể:
Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:
– Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
– Có đủ sức khỏe,
– Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
– Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;
– Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm