Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không?

bởi Hương Giang
Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không

Tuổi nghỉ hưu của người lao động đang được điều chỉnh để tăng lên hằng năm, do đó, nhiều người lao động có nhu cầu nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi quy định. Vậy trường hợp Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không? Nếu được thì mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước 10 tuổi so với tuổi quy định là bao nhiêu? Nghỉ hưu sớm và hưởng lương hưu thì bảo hiểm y tế sẽ giải quyết thế nào? Tất cả những thắc mắc này Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi nghỉ hưu quy định

Cụ thể, điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/01/2022 như sau:

(1) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật BHXH, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (Xem tại đây) và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021; tức là năm 2022, nam phải đủ 55 tuổi 06 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (Xem tại đây) và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

– Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác; tức là năm 2022, nam phải đủ 55 tuổi 06 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

(2) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 Luật BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%; tức là năm 2022, nam phải đủ 55 tuổi 06 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

(3) Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 Luật BHXH khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 ; tức là năm 2022, nam phải đủ 50 tuổi 06 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 08 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022, người nghỉ hưu trước tuổi phải đáp ứng yêu cầu về tuổi cao hơn so với năm 2021.

Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không?

Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không
Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không

Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Điều 219 Bộ luật Lao động quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

Như vậy, bạn có thể về hưu sớm tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu lao động ở điều kiện bình thường. Tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường sinh từ tháng 4.1966 trở đi là 62 tuổi. Năm nay bạn 41 tuổi, vậy bạn chưa đủ tuổi để về hưu có lương hưu, bạn sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu khi 52 tuổi.

Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 56 Luật BHXH được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật BHXH (nghỉ hưu trước tuổi) được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật BHXH, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghỉ hưu sớm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định có được hay không″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là bao nhiêu?

Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này nêu rõ:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Nghỉ hưu sớm và hưởng lương hưu thì bảo hiểm y tế sẽ giải quyết thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về những đối tượng được đóng cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế:
“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.”
Như vậy, người nghỉ hưu sớm và hưởng lương hưu sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.

Nghỉ hưu sớm có được lựa chọn không nhận lương hưu để nhận bảo hiểm xã hội một lần không?

Người lao động nữ nghỉ hưu sớm theo các trường hợp đã nêu bên trên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp nếu đủ điều kiện nghỉ hưu sớm và được nhận lương hưu thì không được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm