Quy định mới về bảo trợ xã hội năm 2023 như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Quy định mới về bảo trợ xã hội năm 2023 như thế nào?

Hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, kinh tế xã không phát triển, điều kiện sống của con người được tăng lên đáng kể, tuy nhiên vên cạnh đó vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, cực khổ như: trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa hay trẻ khuyết tật, người không có khả năng lao động… Theo đó mà pháp luật nước ta ban hành những chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, trong đó có chế độ bảo trợ xã hội. Vậy chi tiết quy định mới về bảo trợ xã hội hiện nay như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của LSX để nắm được quy định này nhé.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Bảo trợ xã hội được hiểu là gì?

Theo khái niệm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF): Bảo trợ xã hội bao gồm một loạt các chính sách và chương trình cần thiết để giảm hậu quả trong cuộc sống nghèo đói và khó khăn của người dân, hay những thiếu thốn không những về vật chất mà còn là tinh thần. Các chương trình hay được tổ chức như: chuyển tiền mặt hỗ trợ cho trẻ em khó khăn, giúp phát triển kỹ năng sống và hơn thế nữa giúp kết nối các gia đình với chăm sóc sức khỏe, thực phẩm bổ dưỡng và giáo dục chất lượng để cung cấp cho tất cả trẻ em, bất kể chúng sinh ra trong hoàn cảnh nào, một cơ hội công bằng trong cuộc sống.

Ở tại Việt Nam bảo trợ xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng  tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Những nhóm đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, như: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật…

– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn băng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Quy định mới về bảo trợ xã hội năm 2023

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

Theo Nghị định, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng. Mức chuẩn này đã tăng lên so với mức cũ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (270.000 đồng/tháng).

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

Quy định mới về bảo trợ xã hội năm 2023 như thế nào?
Quy định mới về bảo trợ xã hội năm 2023 như thế nào?

Ngoài ra, các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.

Bên cạnh đó, các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp trợ giúp xã hội khẩn cấp

– Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu: Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia. Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.

– Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng: Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.

– Hỗ trợ chi phí mai táng: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.

– Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở:

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.

+ Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.

– Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác: Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

– Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất: Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định mới về bảo trợ xã hội năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp thức hóa phần đất không được công nhận. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về trợ cấp xã hội được hiểu là như thế nào?

Trợ cấp xã hội là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các thành viên của xã hội trong trường hợp những thành viên này gặp rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất nạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Các cơ sở bảo trợ xã hội được cấp các loại kinh phí nuôi dưỡng nào?

Các cơ sở bảo trợ xã hội được cấp các loại kinh phí nuôi dưỡng, bao gồm:
-Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
– Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
– Mua thẻ bảo hiểm y tế;
– Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
– Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
– Mai táng khi chết;
– Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

Ý nghĩa của chế độ bảo trợ xã hội là gì?

Bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tụ lo liệu. Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm