Quy định và thủ tục về hoạt động Nhượng quyền thương mại

bởi LinhTrang
chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH một thành viên

Trong thời gian gần đây; hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại – Franchise tại Việt Nam diễn ra khá sôi động, biểu hiện bằng sự phát triển thành công của các chuỗi cửa hàng mang nhãn hiệu “PHỞ 24”; LOTTERIA”; “KFC…” tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động này được dự kiến sẽ “bùng nổ” trong tương lai. Luật sư X xin đưa ra một số vấn đề về quy định và thủ tục về hoạt động Nhượng quyền thương mại ngay sau đây!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11.
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại.
  • Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại là gì ?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại; theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; theo các điều kiện sau đây:

* Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh; do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, Logo, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chiến lược kinh doanh, quảng cáo… của bên nhượng quyền;

* Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại.

* Đối với bên nhượng quyền:

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam; trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền.
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải nằm trong các hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

* Đối với bên nhận quyền:

  • Thương nhân được phép nhận quyền thương mại; khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

* Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

  • Hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
  • Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

Quy định và thủ tục về hoạt động Nhượng quyền thương mại

* Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại; thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền; hoặc thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương, tùy từng trường hợp.

* Đối với trường hợp phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; thì Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;

b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;

c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam; hoặc tại nước ngoài; trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

đ) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

Thời gian đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân; vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • Trường hợp từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Câu hỏi thường gặp

Nhượng quyền thương mại là gì ?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Các điều kiện để được nhượng quyền thương mại là gì?

* Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, Logo, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chiến lược kinh doanh, quảng cáo… của bên nhượng quyền;
* Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền là gì?

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Xem thêm: Thủ tục thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử

Trên đây là toàn bộ thông tin về:

“Quy định và thủ tục về hoạt động Nhượng quyền thương mại”.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn về vấn đề pháp lý; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo:  0833102102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm