Quy định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng

bởi Ngọc Gấm
Quy định về Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng

Để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thể hoàn vốn nhanh chóng khi tiến hành xây dựng các công trình thuộc tài sẽ công quốc gia, nhà nước Việt Nam cho phép cơ quan có thẩm quyền được phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định. Để có thể thông tin thêm đến quý độc giả về các quy định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, LSX mời bạn tham khảo quy định sau.

Tài sản kết cấu hạ tầng là gì?

Tài sản kết cấu hạ tầng là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng là từ mà người dân Việt Nam dùng để chỉ những công trình xây dựng phục vụ cho mục đích nào đó. Tại Việt Nam tài sản kết cấu hạ tầng được chia thành rất nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Ví dụ như tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ttài sản kết cấu hạ tầng an ninh quốc phòng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch như sau:

“1. Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch (bao gồm cả đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng cấp nước sạch) gồm: công trình khai thác nước, công trình xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch và các công trình phụ trợ có liên quan.”

Tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm những gì?

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mong muốn tìm hiểu về tài sản kết cấu hạ tầng nào mà sẽ có các các phân loại tài sản kết cấu hạ tầng tương ứng. Ví dụ đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay được chia ra thành mười lăm loại khác nhau từ các công trình có liên quan đường, xá, cầu, cống cho đến các bãi xe, trạm dựng chân, các trạm thu phí, bến phà, Trung tâm quản lý và giám sát giao thông.

Quy định về Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng
Quy định về Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

“1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm đất gắn với tài sản) gồm:

a) Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường;

b) Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ;

c) Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ;

d) Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ;

đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe;

e) Trạm thu phí đường bộ;

g) Bến xe;

h) Bãi đỗ xe;

i) Nhà hạt quản lý đường bộ;

k) Trạm dừng nghỉ;

l) Kho bảo quản vật tư dự phòng;

m) Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS);

n) Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng;

o) Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ;

p) Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.”

Quy định về Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng tại Việt Nam. Hình thức chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng mà người dân thường hay thấy nhất chính là việc hình thành nên các trạm thu phí khi người dân đi qua các con đường cao tốc mới xây nên.

Theo quy định tại Điều 82 Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 quy định về việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng như sau:

“1. Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cho tổ chức, cá nhân thực hiện trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

2. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và không thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hiện có đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 84 của Luật này.

3. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

4. Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể cho từng hợp đồng.”

Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng

Để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cho một đơn vị quản lý thì pháp luật Việt Nam buộc phải quy định về các quyền và nghĩa vụ của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng. Từ quy định về các quyền và nghĩa vụ của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng, nhà nước và doanh nghiệp được giao tài sản công sẽ biết được các hành vi được thực hiện và không được thực hiện.

Theo quy định tại Điều 72 Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng như sau:

“1. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có các quyền sau đây:

a) Quyết định biện pháp bảo vệ, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được giao quản lý theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;

c) Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

d) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập, quản lý hồ sơ; hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán;

b) Thực hiện chế độ báo cáo và công khai về tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật này;

c) Thực hiện biện pháp duy trì, phát triển, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng theo chế độ quy định;

d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật;

đ) Bàn giao lại tài sản kết cấu hạ tầng khi Nhà nước có quyết định thu hồi;

e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, Chúng tôi cung cấp dịch vụ Chuyển đất ao sang thổ cư, LSX cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Quy định về Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tài sản kết cấu hạ tầng nào được phépgiao cho đối tượng quản lý?

1. Tài sản kết cấu hạ tầng hiện có chưa giao cho đối tượng quản lý.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng mới.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng bị thu hồi theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
4. Tài sản kết cấu hạ tầng được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Mục 2 Chương VI của Luật này.
5. Tài sản kết cấu hạ tầng khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng?

Hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm:
– Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng;
– Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và báo cáo khác về tài sản kết cấu hạ tầng;
– Dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

Việc đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng như thế nào?

Việc đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
– Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
– Giao, kiểm kê, điều chuyển mà tài sản chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
– Bán, thanh lý tài sản;
– Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm