Quy định về giảng viên cơ hữu năm 2022 như thế nào?

bởi Gia Vượng
Quy định về giảng viên cơ hữu năm 2022 như thế nào?

Hệ thống giảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền giáo dục. Trên thực tế hiện nay, đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái. Giảng viên được phân loại thành nhiều tên gọi khác nhau dựa vào tính chất và tình hình cụ thể. Vậy quy định về giảng viên cơ hữu như thế nào? Cần đáp ứng những tiêu chí gì để trở thành giảng viên cơ hữu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Giảng viên cơ hữu là gì?

Tại Điều 3 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT về việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với nội dung cụ thể như sau:

“Giảng viên cơ hữu là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.”

Như vậy, có thể thấy rằng, giảng viên cơ hữu theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ  chính là những người lao động đã được ký hợp đồng lao động có thời hạn lên đến 3 năm hoặc có thể là loại hợp đồng không xác định thời gian theo quy định của bộ luật lao động.

Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu theo cách khác giảng viên cơ hữu chính là nhân viên chính thức của trung tâm và chịu sự phân công và tham gia các hoạt động do trung tâm đề ra và được hưởng các chế độ cũng như chính sách theo quy định nhà nước.

Giảng viên cơ hữu được xem là đội ngũ giảng viên nòng cốt trong trung tâm bởi không chỉ phụ trách trong việc giảng dạy,mang lại các kiến thức cho học biên mà còn xây dựng, bảo vệ và giáo dục học viên tốt hơn.

Yêu cầu tuyển dụng đối với giảng viên cơ hữu

Để được tuyển dụng thì các giảng viên cơ hữu cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:

– Giảng viên/giáo viên cơ hữu cần có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ,… theo đúng yêu cầy của cơ sở đào tạo.

– Giảng viên/giáo viên cơ hữu phải đã được đào tạo kỹ năng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo việc truyền đạt kiến thức đến sinh viên.

Quy định về giảng viên cơ hữu
Quy định về giảng viên cơ hữu

– Mỗi đơn vị cần xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu đảm bảo các yêu cầu về số lượng và chất lượng và các vấn đề về chính trị, sức khỏe hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Trên thực tế, khi các ngôi trường hay các cơ sở giáo dục trên cả nước có đội ngũ giáo viên cơ hữu có chuyên môn giỏi, có học vị cao và tâm huyết với nghề là một trong những vấn đề then chốt tạo nên thương hiệu riêng cho đơn vị và thu hút nguồn sinh viên đầu vào. Từ đó cũng sẽ củng cố vị thế của nhà trường trong danh sách các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

Các giảng viên cơ hữu cần đáp ứng đủ các yêu cầu được nêu trên để có thể được tuyển dụng và làm tốt vai trò của mình. Giảng viên sẽ phải là người luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học viên tiếp thu một cách chủ động những kiến thức, có kỹ năng, thái độ cần thiết nhằm mục đích để giúp cho học viên thực thi công vụ tốt hơn và đưa ra những tư vấn hay, thông minh, phù hợp với học viên trong công tác đào tạo bồi dưỡng.

Các tiêu chí để phát triển giảng viên cơ hữu

Một số tiêu chí cơ bản để nhằm phát triển giảng viên cơ hữu, bao gồm:

– Phát triển về số lượng.

Số lượng giảng viên trong trung tâm hay các cơ sở giáo dục sẽ cần phải tương đương với quy mô của trung tâm hay các cơ sở giáo dục đó. Hay hiểu một cách đơn giản là số lượng giảng viên đã giảng dạy tại trung tâm càng đông thì học viên học càng nhiều có đây được nhận định là trung tâm có chất lượng tốt.

Số lượng giảng viên cơ hữu có thể thay đổi dựa vào nhu cầu và quy mô mở rộng của trung tâm, cơ sở giáo dục, trường đại học đó. Đội ngũ giảng viên sẽ có trách nhiệm trong việc bảo đảm mọi hoạt động giảng dạy tốt, số giờ dạy vừa đủ không cao cũng không thấp theo quy định pháp luật.

– Phát triển về chất lượng;

Phát triển về chất lượng của giảng viên cơ hữu chính là trung tâm hay các cơ sở giáo dục cần có đội ngũ giảng viên cơ hữu được tóm gọn trong một tổ chức gồm 3 khía cạnh khác nhau trong đó bao gồm về trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, đạo đức nghề nghiệp cụ thể như sau:

+ Về trình độ chuyên môn của giảng viên cơ hữu: Đây là yếu tố hàng đầu nhằm phản ánh các tri thức trong đội ngũ giảng viên cơ hữu và còn là điều kiện để thực hiện các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Có thể trình độ chuyên môn được đánh giá dựa vào các  nghiệp vụ chuyên môn, khả năng tiếp cận và cập nhật kiến thức mới.

Năng lực giảng dạy: Được hiểu là khả năng của giảng viên trong việc đáp ứng được các nhu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn. Mang tới các kiến thức cho học viên, giúp học viên hiểu và nắm được nhiều kiến thức.

Năng lực nghiên cứu và khoa học: Điều này sẽ được thể hiện thông qua việc tìm ra các vấn đề mới trong thực tế mà chưa có ai nghiên cứu. Tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy, các cách xử lý tình huống.

+ Về phẩm chất của giảng viên cơ hữu:

Một giảng viên nói chung và giảng viên cơ hữu nói riêng sẽ đều cần phải là người có phẩm chất đạo đức tốt và chuẩn mực của xã hội. Bên cạnh việc nỗ lực, phấn đấu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng sư phạm thì cần phải có phẩm chất chính trị mà mọi giảng viên cần phải có.

– Phát triển về cơ cấu:

+ Về chuyên môn: Cần phải đảm bảo được số lượng giảng viên phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành.

+ Về lứa tuổi: Trong đội ngũ giảng viên cơ hữu nếu còn quá trẻ thì kiến thức chưa có nhiều, kinh nghiệm ít còn nếu là giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm thì được đánh giá chưa cập nhật được các kiến thức mới với xã hội ngày càng phát triển nên cần có thời gian để thực hiện việc chuyển giao hiệu quả giữa các giảng viên với nhau.

+ Giới tính: Các trung tâm hay các cơ sở giáo dục cần đảm đảm tỷ lệ giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, từng bộ môn và chuyên ngành cụ thể.

Mời bạn đọc xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Quy định về giảng viên cơ hữu năm 2022 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Giảng viên được hiểu là như thế nào?

Giảng viên được hiểu là Ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo được xếp cho viên chức, chuyên làm nhiệm vụ giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học. Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên.

Giảng viên cơ hữu là công chức hay viên chức?

Theo quy định hiện hành, Giảng viên cơ hữu còn không là công chức, viên chức nhà nước và không làm việc theo hợp đồng lao động 3 tháng trở lên với đơn vị khác do nhà trường trả lương và chi trả mọi khoản thuộc chế độ, các chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

Tiêu chí phát triển về năng lực của giảng viên cơ hữu như thế nào?

Về năng lực của giảng viên cơ hữu: Đây sẽ là đội ngũ giảng viên thì năng lực là biểu hiện của hệ thống trí thức mà giảng viên đã có và cần phải nắm rõ các quy tắc, hệ thống để tiến hành mọi hoạt động sư phạm sao cho hiệu quả hơn. Các kỹ năng của giảng viên đều được đánh giá cao bằng việc vận dụng các kiến thức thuần thục.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm