Quy định về không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ thế nào?

bởi Nguyễn Tài
Quy định về không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ

Quy định về không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ là quy định được ra đời nhằm giới hạn về quyền lực của các cán bộ giữ chức vụ liên tiếp trong hai nhiệm kỳ. Thời hạn này được quy định theo pháp luật chuyên ngành. Thế nên, trường hợp muốn được bổ nhiệm lại chức vụ quản lý với số lần không hạn chế, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của luật chuyên ngành.

Chính vì thế, LSX xin gửi tới bạn đọc những thông tin cơ bản về quy định về không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ.

Quy định về cán bộ không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp

Khái niệm cán bộ giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp được hiểu là người giữ chức vụ cấp trưởng liên tục từ 8 năm trở lên ở cùng một địa phương, cơ quan, đơn vị. Do đó, với quy định cán bộ không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp tức là người đó sau 8 năm giữ chức liên tục sẽ không được đảm nhiệm chức vụ đó ở năm tiếp theo nữa. Quy định này được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Tại Khoản 3 Điều 3 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:

3. Cán bộ giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp là người giữ chức vụ cấp trưởng liên tục từ 8 năm trở lên ở cùng một địa phương, cơ quan, đơn vị.


Căn cứ Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành. Tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức như sau:

Thời hạn giữ chức vụ

  1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.
    Như vậy, theo quy định công chức lãnh đạo, quản lý sẽ được giữ chức vụ trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, đây là thời hạn giữ chức vụ tối đa, sau 02 nhiệm kỳ liên tiếp, công chức không được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho nhiệm kỳ tiếp theo.

Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm luân chuyển cán bộ

Nói về quy định cán bộ không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, chắc hẳn quý bạn đọc sẽ muốn biết thêm thông tin về ai mới là cơ quan có thẩm quyền cũng như trách nhiệm trong việc luân chuyển cán bộ. Về vấn đề này, tại Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 về luân chuyển cán bộ đã quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của công tác luân chuyển.

Tại Điều 6 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:

  1. Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
  2. Trách nhiệm
  • Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ chịu trách nhiệm lãnh đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ và bố trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét hằng năm đối với cán bộ luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển cán bộ.
  • Cơ quan nơi đi chịu trách nhiệm nhận xét, đánh giá cán bộ được đề xuất đi luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với cán bộ luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển…
  • Cơ quan nơi đến phải chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá cán bộ trong thời gian luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển…
  • Cán bộ luân chuyển phải chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, phát huy năng lực, sở trường, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
  • Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch luân chuyển, nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển cán bộ.
  • Các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tham gia thẩm định, thẩm tra, rà soát đối với nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của cấp có thẩm quyền; phối hợp với cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau luân chuyển,…
    Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ chịu trách nhiệm lãnh đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ và bố trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét hằng năm đối với cán bộ luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển cán bộ.

Kế hoạch, quy trình, hồ sơ luân chuyển cán bộ được quy định như thế nào?

Để tiến hành luân chuyển cán bộ, quy trình này gồm 5 bước mà dưới đây chúng tôi đẫ khái quát một cách đơn giản nhất. Quy trình này gồm các bước như: Lập kế hoạch, đề xuất nhân sự, lấy ý kiến nhận xét, lấy ý kiến của cơ quan có liên quan và chwof cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Tại Điều 7 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:

Điều 7. Kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển

1. Kế hoạch

1.1. Đối với cấp Trung ương

Ban Tổ chức Trung ương căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình đội ngũ cán bộ để tham mưu, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định cán bộ Trung ương luân chuyển.

1.2. Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương

Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ quy định hiện hành, danh sách cán bộ trong quy hoạch, yêu cầu nhiệm vụ chính trị và năng lực, sở trường của cán bộ để xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải xác định các nội dung cơ bản: số lượng, nhu cầu, vị trí, chức danh, hình thức, địa bàn luân chuyển; chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển (nếu có)…

Căn cứ kế hoạch luân chuyển để lập danh sách cán bộ luân chuyển và kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

2. Quy trình

Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.

Bước 2: Căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trao đổi với các địa phương, cơ quan, đơn vị để đề xuất nhân sự luân chuyển.

Bước 3: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị và tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh, nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.

Bước 4: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với cơ quan nơi đi, cơ quan nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.

Bước 5: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).

3. Hồ sơ cán bộ luân chuyển

Tương tự như hồ sơ bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định hiện hành.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến quy định về không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vaansn pháp lý về giấy trích lục kết hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về luân chuyển các bộ lấy căn cứ pháp lý ở đâu?

Căn cứ vào Quy định 65-QĐ/TW của Bộ chính trị

Thời gian luân chuyển cán bộ là bao lâu?

Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm